Monday, May 19, 2008

# Đôi Nét về Chiều Thứ Tư trong Không Gian Bốn Chiều

Người trình bày: Thái Minh Mẫn

Thế giới ngày nay rất văn minh: con người có thể “bay” lên các vì Trăng, Sao trong các con tàu vũ trụ, có thể “lặn” xuống lòng Đại dương sâu thẳm để tiến hành các nghiên cứu khoa học, có thể xây dựng các toà nhà “chọc trời”, có thể thấy những con vi trùng, các tế bào nhỏ gấp hàng triệu lần mà mắt thường có thể nhìn thấy được, có thể đi ngược lại qui luật tự nhiên bằng sinh sản vô tính… nhưng chưa thể hiểu nổi người xưa đã xây dựng những Kim Tự Tháp Ai Cập như thế nào.

Tôi nhớ một vị chân sư trong cuốn “Hành trình về phương đông” do Nguyên Phong dịch có nói: khi nào con người hiểu được chiều không gian thứ tư thì lúc đó mới hiểu được cách thức mà cố nhân đã xây dựng kim tự tháp. Quả thật là thú vị và sung sướng nếu như ta hiểu được chiều thứ tư trong không gian bao la của Vũ trụ, để khám phá và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như chính bản thân mình.

Với mắt thường và sự hiểu biết hiện nay, con người nhận biết sự vật quanh ta thông qua không gian 3 chiều: ngang, dọc, thẳng đứng.

Đấng Thiêng Liêng đã chỉ dạy cho Minh Mẫn, và thông qua Minh Mẫn muốn cho tất cả chúng ta hiểu được đúng minh mẫn khái niệm về chiều thứ tư trong không gian 4 chiều như sau:

Trong Kinh Dịch, Thái Thượng Lão Quân có viết, "Địa mẫu là mẹ, Dương mẫu là cha, muôn loài muôn vật là con. Cha, mẹ, con là ta. Dương là muôn loài, muôn vật. Dương làm muôn muôn muôn dương. Âm làm muôn muôn muôn âm. Trong dương có âm, trong âm có dương. Vạn vật trong VŨ TRỤ khởi đầu là DƯƠNG, kết thúc là ÂM; khởi đầu là ÂM, kết thúc là DƯƠNG. Cứ như thế con tạo xoay vần mãi không thôi.”

Nương theo lời chỉ dạy của THÀY, nhân loại được hiểu:

CHA là Càn, là Trời, là Dương, là Ta
MẸ là Khôn, là Đất, là Âm, là Ta
CON là muôn loài, muôn vật, là Ta
Trong CHA có MẸ, trong MẸ có CHA.
CON trong VŨ TRỤ khởi đầu là dương, là CHA (CHAmẹ) kết thúc là MẸ; khởi đầu là MẸ (MẸcha) kết thúc là CHA.

Như vậy:

CON (là vũ trụ=là Ta) có trong CHA MẸ; là CHA MẸ, và CHA MẸ là CON (là VŨ TRỤ=là TA), có trong CON. Có nghĩa là:



Trong Tiểu vũ trụ (trong TA) có QUÁ KHỨ- HIỆN TẠI- TƯƠNG LAI (hay còn gọi là VỊ LAI).

QUÁ KHỨ (tạm ký hiệu là dấu (–)) là những gì đã qua, đã xảy ra, tại thời điểm hay cho đến thời điểm ta đề cập về vấn đề thời gian. Nó có thể là thời thơ ấu của ta, là ngày hôm qua, là ngôi nhà cha mẹ ta mới mua khi ta được sinh ra, là con sông hiền hoà bạn đùa nghịch với dòng nước khi ấy v.v...

HIỆN TẠI (tạm ký hiệu là dấu (o)) là những gì đang xảy ra của vấn đề xét về mặt triết học hay logic của thời gian. Nó là bạn hay tôi đang hiện hữu, là tiếng “tic- tắc” của kim đồng hồ, là tiếng đập “thình thịch” của trái tim mà bạn đang cảm nhận v.v...

TƯƠNG LAI hay VỊ LAI (tạm ký hiệu là dấu (+)) là những gì sắp đến; đang bắt đầu từ hiện tại tại thời điểm ta đề cập về vấn đề thời gian và còn tiếp tục xảy ra trong tương lai (còn gọi là tương lai gần), sẽ đến.

Trong lúc có ý định sắp đặt bố cục bài học này, Minh Mẫn được THÀY “Mở” cho bài thơ, xin ghi lại để chúng ta cùng suy ngẫm CHA, MẸ muốn dạy gì cho chúng ta:


CHA VÀ CON

CON là cha, tất cả là CHA.
Maha Maha Maha*,
Đừng vì của cải mà sa đà!
Đừng mượn lời maha thóa mạ MAHA*!
Thế gian muôn trượng, muôn màu nhiệm.
Cũng là muôn muôn MUÔN HOA.
Gừng cay, muối mặn, mở lối muôn HÒA.
Đừng muốn làm “mờ”! Tất cả TÀ.
Muôn HOA mở đợi HỘI LONG HOA.

*Maha: đừng mơ tất cả là MỞ “MƠ”.
*MAHA: “Maha Bát Nhã Ba La Mật Đa TÂM KINH”.

Liên hệ MUÔN HOA với LONG HOA HỘI:

I. BẰNG TOÁN HỌC:

“Liên hệ” qua không gian phẳng với mặt cắt hình tròn:

- Tiểu vũ trụ (TA) bằng hình tròn (O): "cứ như thế xoay vần mãi không thôi.”
- Từ 3 điểm quá khứ, hiện tại, vị lai (qui ước là –A, Ao, A+ ta có thể hình thành một tam giác có các đỉnh là –AAoA+.
- Với sự chuyển dịch không ngừng của VŨ TRỤ ta có (hình 1):



- Đặt tam giác trên trong hình tròn O và cho chúng dịch chuyển ta có: Đường tròn (Vũ trụ=TA) ngoại tuyến tam giác –AAoA+ (quá khứ hiện tại vị lai= Tiểu vũ trụ= TA ), xem (hình 2).



Từ 3 điểm bất kỳ trong không gian ta có thể tạo được 1 tam giác có đường tròn ngoại tuyến mà TÂM của nó là giao điểm của 3 đường trung tuyến (chia đôi một cạnh) của tam giác đó.

- Ta có 3 đường trung tuyến –A– M, AoMo, A+M+, và tâm O (hình 3).



NHẬN XÉT (có liên hệ MUÔN HOA với LONG HOA HỘI):

1. Từ tâm O (Tiểu vũ trụ=TA) có thể “THẤY” cùng 1 lúc 3 đỉnh tam giác –A, Ao, A+ (quá khứ hiện tại vị lai) và tất cả các điểm nằm trên hình tròn O (Vũ trụ= TA) ngoại tuyến tam giác –AAoA+ (quá khứ hiện tại vị lai = tiểu vũ trụ = TA) TỨC LÀ: “THẤY” quá khứ, hiện tại, vị lai và vũ trụ trong vạn vật vũ trụ.

2. Từ tâm O (Tiểu vũ trụ =TA) có thể “THẤY” cùng 1 lúc 3 điểm –M, Mo, M+; chúng là ĐIỂM “MỞ” hay còn gọi là ĐIỂM MƠ THIỀN (trong lúc thiền định không gian được mở ra cho người tham thiền, không còn khái niệm không gian, thời gian, đối tượng “thấy” của thiền giả và bản thân hành giả, “mơ” trong thiền, “thấy” “mở” mà không “mơ”.

* Là quá khứ ( – ) : –M trên cạnh AoA+
* Là hiện tại ( o ): Mo trên cạnh –AA+
* Là vị lai ( + ): M+ trên cạnh –AAo

Có nghĩa là từ tâm O có thể “THẤY” quá khứ, hiện tại, vị lai cùng 1 lúc. Từ đó có thể suy ra –M, Mo, M+ “ĐỒNG NHẤT” với TÂM O ( Tiểu vũ trụ (TA)) là chiều thứ tư của không gian 4 chiều. Sự “đồng nhất” ở đây cũng giống như khái niệm “đồng nhất" trong toán học, nhưng nó “MỞ” hơn vì “nó” (điểm “mơ”) không phân biệt đâu là TÂM, “NÓ” cũng không khác “tâm”, tâm TA, “tâm” của VŨ TRỤ.

- Trường hợp nếu lấy giao điểm của 3 đường trung trực (đường cao chia đôi một cạnh) của tam giác –AAoA+ ta có tâm O và đường tròn nội tuyến tam giác –AAoA+ như sau (hình 4):



Từ tâm O (Tiểu vũ trụ (TA)) có thể "THẤY" cùng 1 lúc các điểm –A, Ao, A+ (quá khứ, hiện tại, vị lai) của VŨ TRỤ và các điểm +M, Mo, –M (tương lai hay vị lai, hiện tại, quá khứ) của Vũ trụ (bản thể con người, TA).

- Trường hợp 3 điểm –A, Ao, A+ nằm trên 1 đường thẳng ta có cát tuyến của hình tròn (Tiểu vũ trụ=TA) như sau (hình 5):



II. BẰNG KINH DỊCH:

Theo “Thuyết âm dương” Vũ Trụ được hình thành và phát triển như sau
(xem lược đồ 1: sự hình thành và phát triển của Vũ Trụ dưới đây):



Hay nói một cách khác,ta có sơ đồ sau:




Nếu tượng trưng hình tròn (O) là VÔ CỰC, Âm Dương (CHA MẸ) là THÁI CỰC (nửa trắng, nửa đen trên đồ hình) và “bẻ ngang” sơ đồ số 2 qua tâm đối xứng là Vô Cực-Thái Cực hay nói một cách khác sắp xếp âm, dương, quá khứ, hiện tại, tương lai (vị lai) theo theo chiều từ trái sang phải, ta có (hình 6) như sau:




- Từ tâm O (VÔ CỰC THÁI CỰC THÁI CỰC VÔ CỰC) :
Mở ra bên tay trái, theo hướng từ phải qua trái cùng 1 lúc có thể “THẤY”:
ÂM - ÂM DƯƠNG ­– âm dương ÂM DƯƠNG hay:
MẸ - MẸ CHA - mẹ cha MẸ CHA

Mở ra bên tay phải, theo hướng từ trái qua phải cùng 1 lúc có thể “THẤY”:
DƯƠNG – DƯƠNG ÂM – dương âm DƯƠNG ÂM hay:
CHA – CHA MẸ - mẹ cha MẸ CHA

Do đó,
Ta có: MẸ – MẸ CHA (VŨ TRỤ) – mẹ cha MẸ CHA (con =ta VŨ TRỤ)
Và CHA – CHA MẸ (VŨ TRỤ) – cha mẹ CHA MẸ (con=ta VŨ TRỤ).

- Tương tự như trên, nếu tạm qui ước quá khứ là âm ( – ) tương lai( vị lai) là dương ( + ) đối xứng qua hiện tại tâm O, thì từ tâm O (VÔ CỰC THÁI CỰCTHÁI CỰC VÔ CỰC ):

Mở ra bên tay trái, theo hướng từ phải qua trái cùng 1 lúc có thể “THẤY”:
QUÁ KHỨ – QUÁKHỨVỊLAI – QUÁKHỨVỊLAI QUÁKHỨVỊLAI
QUÁ KHỨ –VỊLAIQUÁKHỨ – VỊLAIQUÁKHỨ VỊLAIQUÁKHỨ
Mở ra bên tay phải, theo hướng từ trái qua phải cùng 1 lúc có thể “THẤY”:
VỊLAI – VỊLAIQUÁKHỨ – VỊLAIQUÁKHỨ VỊLAIQUÁKHỨ
VỊLAI – QUÁKHỨVỊLAI – QUÁKHỨVỊLAI QUÁKHỨVỊLAI

Như vậy:
* O là ĐIỂM “ MỞ”, là CHA, là MẸ, là CHA MẸ, MẸ CHA, cha mẹ, mẹ cha, là CON =TA, là VŨ TRỤ, là Tiểu vũ trụ.
Đồng thời,
* O là VÔ CỰC, là THÁI CỰC, là LƯỠNG NGHI, là TỨ TƯỢNG, là BÁT QUÁI, là VŨ TRỤ, là Tiểu vũ trụ, là TA.

O là KHÔNG GIAN 4 CHIỀU, là CHIỀU THỨ TƯ TRONG KHÔNG GIAN 4 CHIỀU, là ĐIỂM KẾT NỐI KHÔNG GIAN 4 CHIỀU (thể hiện trên hình 6 bằng mực đỏ).

Ba chiều không gian quá khứ, hiện tại, tương lai (vị lai) có thể nhận thấy bằng mắt thường, còn chiều thứ tư (kẻ mực đỏ) có thể chỉ “THẤY” được bằng “CON MẮT” của TÂM.

Có thể nói, bất cứ Ở ĐÂU (điểm nào trong VŨ TRỤ Vũ trụ), LÚC NÀO (QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI, TƯƠNG LAI) cũng có TA cả. Ta trong ta, Ta trong CHA MẸ, MẸ CHA, TA trong Vũ trụ VŨ TRỤ.

Đức Phật dạy chúng ta trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật là “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc v.v...” cũng chính là để cho chúng ta thấu hiểu chiều thứ tư trong không gian 4 chiều và khi vạn vật trong VŨ TRỤ chuyển dịch không ngừng, thì ta có chiều thứ n trong không gian n chiều.

Cảm ơn CHA, ĐẤNG THIÊNG LIÊNG, VỊ THÀY đã cho chúng con bài học vô cùng quí giá về chiều thứ tư trong không gian 4 chiều, để cho chúng con có thể hiểu, thực hành, và không những lý giải được những điều hiện còn là bí ẩn đối với nhân loại, mà còn chiêm nghiệm sự hạnh phúc, an lạc tuyệt vời mà CHA, MẸ, dành cho chúng con trong VŨ TRỤ MỞ bất tận.

HÃY ĐỂ MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 04 năm 2008
Tức 16 tháng 3 năm Mậu Tý

No comments: