Saturday, May 24, 2008

# Chiếc Máy Niệm Phật và Giấc Ngủ


Người trình bày: Thái Minh Mẫn


Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam không còn nữa nhưng hôm nay cả nước vui mừng làm lễ kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Bác. Từ nhiều tuần nay hàng triệu Phật tử trên thế giới cũng như trong nước nô nức chuẩn bị cho ngày Đại Lễ Phật Đản, và hôm nay chào đón sự kiện Thái Tử Tất Đạt Đa giáng sinh trên đất nước Sakya cách đây hơn 2500 năm. Ánh sáng của sự Giác ngộ vẫn luôn xuyên suốt qua nhiều thế kỷ soi rọi lý tưởng, triết lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về tình yêu thương, sự sáng suốt của trí huệ, lòng dũng cảm của con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng đã thấu hiểu và dìu dắt con cháu bước theo con đường cao đẹp mà Đức Phật đã chỉ ra cho loài người hầu mong thành tựu hạnh phúc ấm no, công bằng bác ái cho dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp ngày Lễ trọng đại vừa đậm đà bản sắc tôn giáo hiền hòa, vừa mang ý nghĩa chính trị lớn lao, xin Cha cho phép con quán tưởng ước muốn “tỉnh thức” trong giấc ngủ, mơ đạt tới hình ảnh cao quí, sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như đóa hoa thơm ngát để dâng kính lên Người nhân ngày lễ Phật Đản năm nay.

Hàng ngày mỗi khi thức dậy bởi tiếng gà gáy hay tiếng ồn của xe cộ, tâm ta bắt đầu loạn động bởi ngoại cảnh. Đó cũng là lúc bạn nhận biết ít nhiều về những trạng thái tình cảm của mình như được, mất, khen, chê, vui, buồn, vinh, nhục (triết lý của đạo Phật gọi là thất tình, lục dục) bắt đầu “khảo đảo” ta. Một câu hỏi được đặt ra, trạng thái của tâm ta diễn ra như thế nào trong khi ta ngủ? Liệu con người ta có thể tu tập để “tỉnh thức” trong khi ngủ hay không? Giá mà ta có thể đặt chiếc máy quay camera (máy quay phim) trong đầu để ghi lại hết các hình ảnh, âm thanh trong bộ não ta khi ta đang “chìm trong giấc mộng vàng”!

Cầm trong tay một chiếc máy niệm Phật (niệm Lục Tự Di Đà), “mơ” lời Thày nói hôm nào: “Cha cho con chiếc máy niệm Phật này (chả là có lần tôi đi đến một thiền đường ở quận 2, một chị bạn trong lần đầu gặp mặt đã tặng cho tôi), buổi tối khi đi ngủ con bật máy lên. Tiếng niệm Phật phát ra trong máy sẽ giúp con minh mẫn, tiến bộ hơn.” – lúc đó tôi chưa thật hiểu Cha muốn chỉ dạy gì cho tôi. Nhưng sáng sớm nay, bản nhạc “Lục Tự Đại Minh Thần Chú” (OM MANI PADME HUM) phát ra từ chiếc radio cassette bên trong một quầy sách đã làm tôi thực sự xúc động.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng suy nghĩ, hành động người mẹ mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và sự hình thành nhân cách của con trẻ sau này. Chính vì thế các bà mẹ thường sinh hoạt, ăn uống điều độ hơn, tâm tính hiền dịu hơn vì họ nghĩ tới đức con đang trong bụng mình. Nhiều người mẹ còn cho con nghe nhạc để “ru” thai mau lớn. Đứa con trong bụng mẹ đang “ngủ” nhưng nó vẫn đang tiến hóa theo định luật bất biến của Vũ Trụ.

Minh Mẫn chợt nghĩ ra rằng con người trong khi ngủ, giống như bào thai, vẫn có thể tu tập và hoàn thiện nhân cách của mình, vì lúc đó chúng ta không khác chúng (ngoại trừ việc bào thai bị “giam” trong tử cung của người mẹ).

Khoa học đã nghiên cứu về giấc ngủ và đi đến kết luận rằng giấc ngủ của người khỏe mạnh bình thường được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ khi nằm xuống cho đến hai giờ sáng là giấc ngủ nông. Giai đoạn thứ hai là từ sau hai giờ sáng cho đến năm giờ sáng là giấc ngủ sâu. Cơ thể vẫn phải làm việc trong giấc ngủ nông để thực hiện việc trao đổi chất, phục hồi sức khỏe và sinh lực sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhưng cường độ giảm nhiều so với ban ngày. Ở giai đoạn ngủ sâu, các bộ phận trong cơ thể thực hiện sự trao đổi chất với công suất tối thiểu. Nếu thức giấc, người bạn đời bên cạnh bạn chỉ có thể nghe tiếng “thình thịch” chầm chậm của trái tim, hơi thở nhẹ nhàng, sâu lắng của bạn mà thôi. Giấc ngủ không phải là sự “chết” giả.

Cơ thể con người bao gồm hàng tỷ các tế bào được sắp đặt và vận hành theo một trật tự nhất định. Những “chúng sinh” (các tế bào vi sinh vật) trong con người vẫn rất cần một “môi trường trong sạch” để sống, tu tập cũng giống như tôi hay bạn muốn được hít thở thanh điển. Chúng (các vi sinh vật, các thần dân, những đứa con của Hoàng Hậu Maya) là tôi (Hoàng Hậu Maya - mẹ của Thái Tử Tất Đạt Đa) và tôi là chúng, nhưng chúng cũng là chúng, mà tôi là tôi. Nếu tôi không biết tỉnh thức trong giấc ngủ thì tôi vẫn “mê” như chúng: tôi mê ngủ, mê trần, si mê; còn chúng, những tế bào vi sinh vật “mê thức,” sống trong “đau khổ” vì là “thần dân” của một “nữ hoàng” thiếu sáng suốt. Nói một cách khác, tâm tôi vẫn bị loạn động, khảo đảo bởi chúng sinh mê muội trong tôi. Những vi sinh vật kém tiến hóa hơn tôi và tôi - người đang trên con đường tìm chân lý cần được “gieo chủng tử Bồ Đề” và “đánh thức” trong khi ngủ bằng những “Âm Ba Đại Ngã” của Cha, cho “ăn’ Pháp vị để mau giác ngộ (tỉnh thức) trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật Gotama.

Giữ chánh niệm liên tục không những trong lúc tỉnh mà còn ngay trong khi ngủ sẽ giúp Tiểu vũ trụ (là Ta, là linh hồn của Bản Thể ta, là Hoàng Hậu Maya và cũng chính là Thái Tử Tất Đạt Đa) với vô sô chúng sanh trong tôi (Ta) tiến bộ, đạt tới Giác ngộ. Một biện pháp hữu hiệu tác động vào sự trì trệ, sức ỳ của chúng sinh - những “thái tử tất đạt đa” (các tế bào vi sinh vật), còn ham mê hưởng “vinh hoa phú quí” và cả tôi – Thái Tử Tất Đạt Đa (một Động Vật Cao Cấp), vào sự si mê của “chúng sinh” – “Con Người” – “đất nước Sakya”, giúp cho chủng tử Bồ Đề của chúng sinh trong tôi được nảy mầm, cho tâm tôi đơm hoa kết trái ngọt là được nghe “Âm Ba của Đại Ngã” trong giấc ngủ hay các âm thanh kỳ diệu như âm thanh niệm Phật, niệm Thần Chú.

Giữ chánh niệm liên tục trong lúc ngủ sẽ làm cho tâm thức vốn dĩ trong sáng, thanh tịnh của bạn không bị các lớp trược khí (là những tế bào vi sinh vật, là Ngũ Ma (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), là những Lục Căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý), là những Lục Trần (Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp), cái “tôi” mà bấy lâu nay bạn vẫn tưởng nhầm là “mình,” là “ta”) bủa vây tứ phía.

Nhân đây xin nói thêm về Thần Chú. Qua bài học Thày cho Minh Mẫn biết được: Chú là những tập hợp của các âm thanh, là một loại năng lượng ở tần số cao, thanh, nhẹ trong Vũ trụ, người bình thường không thể hiểu, hoặc hiểu hết được ý nghĩa của nó (dù là nghĩa đen), nhưng công năng của nó thì ngoài sức tưởng tượng của con người, do một Đấng hay một người nào đó nghĩ ra. Có rất nhiều loại Chú: Thiện Chú (Thần Chú, Mật Chú) và Tà Chú. Thiên Chú của Cha - Đấng Tối Thượng là “Âm Ba Đại Ngã” mà người bình thường có thể nghe và cảm nhận được, ví dụ như “OM,” “UM.” Thần Chú nguyên thủy của Phật thường hướng thiện cho chúng ta dưới dạng Phạn ngữ Hậu Thiên (sau này người ta có thể phiên dịch ra Hoa ngữ) như trong các bài Kinh thường gặp có thể kể ra một vài loại như: Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi, Chú Chuẩn Đề, Lục Tự Thần Chú, Lục Tự Đại Minh Thần Chú v.v..Mật Chú thường được truyền khẩu không phổ biến rộng rãi. Ví dụ, những Mật Chú do sư phụ bí truyền cho các Lạt Ma Tây Tạng có công năng làm cho họ (người niệm Chú) có năng lực vượt qua khó khăn thử thách để đeo đuổi mục đích giải thoát luân hồi sinh tử của mình và từ đó tiến bộ nhanh hơn. Tà chú của các thầy Phù Thủy dùng vào mục đích bất lương, ví dụ để “yểm” (ếm) hình nhân thế mạng v.v...

Thiện Chú của Trời Phật tác động tích cực vào mặt đời sống cũng như tâm linh của người niệm (khi ta đã thuộc lòng câu chú do đó có thể niệm thầm trong tâm, niệm lâm lâm, hoặc niệm to thành tiếng), hoặc đọc (khi ta chưa thuộc chú). Thiên Chú, Thần Chú, dẫn dắt người tụng niệm Chú hướng Thượng, tiến tới đạt Giác ngộ. Người ta có thể “đoán mò” qua trí phàm được ý nghĩa tốt đẹp chủ yếu của một số loại Thiện Chú qua nội dung hoặc tựa. Ví dụ, âm “OM” của Cha: bằng thuật lái chữ ta được những chữ có ý nghĩa lớn lao về mặt tâm linh như chữ “om” (ngâm hay giam giữ ai, cái gì đó trong cái gì đó phải chăng là không không? Có mà không, không mà có?) “mơ,” “mở,” “mờ,” (liên hệ đến tập hợp mờ trong toán học, phần mờ (vô hình) chưa nhìn thấy được trong Vũ trụ bằng mắt thường). Âm “O” cho ta liên tưởng đến “Vô Cực,” đến “Thái Cực” từ chữ “tối om,” (Thái Cực trong Kinh Dịch có biểu tượng hình tròn nửa tối, nửa sáng), con số không 0 (không gian vô hạn bao quanh ta), vô cùng, vô tận khi hai con số không (0) đứng cạnh nhau (trong toán học ký hiệu là ∞), điểm “mở” trong không gian bốn chiều và đa chiều. Âm “M” cho ta liên tưởng đến điểm “mở,” chữ “Munô,” “Mum,” “Amunô” có nghĩa là Cha, Mẫu Mẹ, Mẫu Con trong Trung Thiên Phạn ngữ… (Bạn đọc có thể dùng trò chơi đố chữ bằng cách thêm hay bớt một hay nhiều chữ cái vào các Âm “OM,” “UM” để suy ra cho mình rất nhiều ý nghĩa cao đẹp trong những âm Thiên Chú đó); hoặc như “Chú Đại Bi” – lòng yêu thương vô bờ bởi hai từ Đại Bi v.v...

Từ những lý do trên đây cho thấy trong khi ngủ nếu bản thể ta và các chúng sinh trong ta được các dòng năng lượng không thể nghĩ bàn về công năng nói trên tác động vào tâm thức, được não bộ ghi lại thì bạn thử nghĩ xem điều gì sẻ xảy ra? Minh Mẫn cho rằng âm thanh diệu kỳ, dòng năng lượng thanh nhẹ, luồng hào quang chói lọi đó là tiếng “gõ cửa” đánh thức tâm ta vào thời khắc giao thoa giữa giấc ngủ nông và sâu, như những tia chớp giữa đêm giông “thức giấc” kẻ “ngủ mê” trong trong đêm dài tăm tối.

Thày chỉ dạy thêm: niệm hay đọc Thiện Chú nào cũng tốt, niệm càng nhiều càng tốt, điều quan trọng là khi niệm ta cần chú tâm, nhất nhất đến mức không còn phân biệt đâu là Chú, đâu là người niệm Chú nữa thì mới chứng quả “A nậu đa la Tam Miệu Tam Bồ Đề” như Đức Phật đã chỉ dạy trong “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.”

Bình thường khi tỉnh dậy người ta không thể nhớ gì về giấc ngủ tối qua, nhưng cũng có những người nhớ lại được một số hình ảnh, lời nói trong giấc mơ, cá biệt có người còn nhớ được “như in” giấc mơ đêm qua của mình. Người không nhớ gì cả có thể giải thích là do họ đã bị “mê” ngủ, ngủ chết mê, chết mệt hay họ ngủ “say” đến nỗi không biết trời trăng là gì cả. Đa số cho rằng giấc mơ chỉ là những kết quả của những hành động, suy nghĩ của những sự việc ban ngày. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do “căn cơ” khác nhau của mỗi người.

Xin kể lại cho các bạn nghe về giấc mơ đẹp, ấn tượng mà Minh Mẫn nhớ lại được một đoạn mấy năm trước đây: Hôm đó là đêm ngày hai mươi lăm tháng mười hai âm lịch: Trước mặt Minh Mẫn là một bó hoa sen hồng khoảng mười bông nở có, búp có được bó lại rất gọn “trên nền” một khoảng trống (có thể là sự biểu hiện của sự rỗng lặng?) Minh Mẫn bị “hớp hồn” vào một đóa sen to nhất, nở đẹp nhất, có hình dáng, sắc hồng giống như bông sen bình thường, to (bằng cái tô ăn phở loại lớn), nhưng nhìn vào nó cảm thấy như “hoa biết nói” vì nó không hề giống bất cứ một bông sen nào ở trần gian mà tôi đã thấy vì vẻ đẹp “mê hồn” của nó – sen Tiên. Tôi nhìn quanh và tự hỏi “không biết sen của ai ở đây mà đẹp thế, để tôi hỏi mua cúng Phật?”…

Minh Mẫn được Thày giải thích cho biết : tất cả những sự việc, hành động, suy nghĩ, lời nói (gọi tắt là nhận thức) của ta hàng ngày đều được tâm thức hay còn gọi là a da lại thức của ta ghi lại. Khi ta ngủ, tâm ta vẫn “thức,” giấc mơ ở giai đoạn giấc ngủ nông chẳng qua là những cuốn truyện xảy ra trong tâm thức ta mà ta là tác giả viết về sự việc “có thật” hay “không có thật” trong quá khứ hay tương lai của ta với các nhân vật là các sự kiện và nhận thức “trong ta” làm diễn viên. Nói một cách khác, tâm ta “tự động sản xuất phim giả tưởng” trong giấc ngủ. Tâm “thức” hình thành giấc mơ, mã hóa nó dưới dạng sóng năng lượng. Dòng năng lượng này tác động lên vỏ não, được não bộ bắt tín hiệu và lưu giữ. Cường độ của dòng năng lượng tác động lên vỏ não quyết định đến mức độ giải mã “bức tranh” mà ta đã đã “mướn họa sĩ tâm” vẽ đêm hôm qua khi ngủ. Do đó muốn “mở” bức tranh sinh động kia, bạn phải “nối mạch nhớ giấc mơ” (bắt tâm thức “làm việc trong tỉnh thức”) thông qua việc thường xuyên ôn lại những ý nghĩ, việc làm của mình trước và sau khi ngủ dậy. Đó cũng là một trong các phương pháp rèn luyện trí nhớ, chống lão hóa của con người.

Có khi nào ban đêm đang ngủ bạn giật mình ngồi bật dậy, mồ hôi toát ra đầm đìa, tim đập thịch thịch vì thấy ác mộng với những con thú dữ, hoặc những người có hình thú quái dị đuổi bắt đòi ăn thịt hoặc giết chết bạn? Chắc hẳn lúc đó bạn chưa thể hiểu cặn kẽ lý do như khi đọc bài viết này. Bạn có đồng ý với Minh Mẫn rằng những suy nghĩ, hành động hướng Thượng cao đẹp của bạn sẽ luôn mang đến cho bạn giấc ngủ êm ái với những giấc mơ đẹp, hiền hòa không?

Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn biết khi ngủ thể Vía của con người bắt đầu hoạt động. Thể vía có ngay khi bào thai được hình thành, chỉ sau khi đứa bé chào đời linh hồn của nó mới “hội nhập” vào thể xác để tạo thành một con người hoàn chỉnh. “Căn nhà” của Vía là ở luân xa 3 hay còn gọi là mệnh môn. Khi ta ngủ sâu là lúc Vía tách khỏi thể xác và bắt đầu cuộc hành trình để học hỏi của nó. Vía (được nối liền với thể xác bằng một sợi dây khí màu bạc) “xuất hành” khi ta chìm trong giấc ngủ sâu và trở lại căn nhà của mình khi vầng dương hé lộ.

Vậy Vía đi đâu, làm gì tôi hơi tò mò và thắc mắc? Thày nhắc tôi nhớ lại câu dân gian:

“Mùng năm, mười tám, hai ba
Là ngày Vía Mẹ, Vía Cha đi mừng.”


Và muốn chỉnh lại là:

“Mùng năm, mười tám, hai ba
Là ngày Vía phải đi mừng Mẹ, Cha .”


đồng thời giải thích thêm: thể Vía chỉ có thể tách khỏi thể xác đi lên cao “mừng Cha, Mẹ” của nó vào ba ngày mùng năm, mười tám, hai mươi ba âm lịch hàng tháng thôi, những ngày còn lại trong tháng “nó” không thể “tự ý”. Nó (Vía) đi đâu, làm gì và học được bài học gì - MƠ gì, Cha Mẹ sẽ mừng vui như thế nào khi gặp “nó” chỉ chính bạn mới có thể chứng minh lời chỉ dạy của Thày và trả lời chính xác được sau khi đã chiêm nghiệm nó.

Thày còn chỉ dạy thêm rằng thực hành pháp luân thường chuyển, thiền định đều đặn, hợp lý, đúng phương pháp sẽ giúp cho thể Vía “đi, về” ung dung tự tại (tức là được giải thoát, được tự do). Vía “lên thăm Cha, Mẹ” đều đặn mỗi buổi đêm là một bước tiến bộ của người tu tập thiền định.

Cuộc đời ngắn ngủi (dài nhất là một trăm năm có lẻ) của con người ở Trần thế chưa phải là tất cả. Cha đã chỉ dạy trong cuốn “Thượng Đế giảng chân lý” rằng các Tiểu hồn xuống đây không phải để mê Trần mà để học hỏi, tiến hóa cùng cơ tiến hóa của Vũ Trụ. Con người vẫn phải học tập, tu sửa, kinh nghiệm những khổ đau, mất mát để rồi học được bài học yêu thương, từ bi hỷ xả, tiến hóa để trở về với Cội Nguồn. Thế nên Minh Mẫn nghĩ rằng người thông minh, tinh tấn là người phải không ngừng học hỏi để tỉnh thức trong lúc tỉnh và “tỉnh” cả trong “mơ.”

Buổi tối sau khi công phu và thực tập thiền định, tôi được Thày hướng dẫn trước khi đi ngủ nên tắm lại hoặc lau mình cho sạch sẽ, cầu nguyện được học đạo và nhớ lại được những điều đã được học trong giấc ngủ, khi lên giường trước khi ngủ kiểm điểm lại theo thứ tự thời gian tất cả những sự việc, lời nói, hành động của mình trong ngày (có sám hối những lỗi lầm mình gây ra), nằm ngửa trong tư thế ngay ngắn, gối đầu cao, hai tay để trên ngực (lòng bàn tay trái mở, các ngón tay khép sát để lên ngực, tay phải bắt ấn Quan Âm úp lên tay trái), niệm Thần Chú “Om Mani Padme Hum” liên tục cho đến khi ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy, dò lại bài học tâm linh tối qua, kế đó ráng nhớ lại mình có mơ, mơ gì trong đêm qua hay không trước khi cầu nguyện và thực tập thiền định sáng sớm.

Sau này một phần do bận bịu, tôi đã sao lãng không thực hiện đầy đủ những điều Thày chỉ dạy nói trên, thêm vào đó khi nhận được “của quí Thày cho” - chiếc máy niệm Phật, tôi đã đem tặng lại cho mẹ tôi với ước muốn mẹ sẽ dễ ngủ, hết bệnh, được thanh thản, đầu óc minh mẫn, nên theo đó những giấc mơ mà tôi nhớ lại được từ từ thưa đi. Cho đến hôm nay khi nghe được bản nhạc niệm Lục Tự Đại Minh Chú, nhìn thấy những chiếc đĩa CD với bản niệm Phật, niệm Thần Chú…trong hiệu sách tôi mới hiểu ra bài học: Thày đã ban cho tôi “một chiếc máy quay phim (máy quay camera) làm “công tắc” để “nối mạch” tu tập, một báu vật mà tôi gìn giữ một cách lơ là bấy lâu nay. Đã đến lúc tôi phải chùi sạch bụi, tra dầu mỡ và đưa nó vào sử dụng.

Cha ơi! Cảm ơn Cha, con đã hiểu bài học Cha cho con về chiếc máy niệm Phật và xin hứa với Cha sẽ thực hiện đúng những điều Cha đã chỉ dạy cho con. Chắc Cha muốn con viết lại kinh nghiệm này để bạn đọc cùng tham khảo và thay Cha gửi tặng đến họ những “chiếc máy niệm Phật”* với hy vọng những âm thanh của Chân Thiện Mỹ sẽ giúp họ có một giấc ngủ minh mẫn với những giấc “ MƠ” đẹp và gặt hái được nhiều tiến bộ trong tu tập của mình. Cha có vui mừng không Cha???

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 5 năm 2008
(Tức rằm tháng tư năm Mậu Tý)



*“Chiếc máy niệm Phật” xin gửi đến bạn đọc những âm thanh kỳ diệu sau đây:

*CD 1: Niệm Lục Độ Mẫu TARA (Mẫu Tara: Mẹ Quan Âm theo quan niệm của người Tây Tạng) Phạn ngữ ( tức là niệm Nam Mô A Di Đà Phật theo Việt ngữ hoặc Amitaba theo Phạn ngữ).
*CD 2: Chú Đại Bi Hoa ngữ.
*CD 3: Phạn ngữ Lục Tự Đai Minh Chú: Om Mani Padme Hum (đọc là Om Ma Ni Pê Mê Hum, âm Việt ngữ được đọc là Án Ma Ni Bát Di Hồng).
*CD 4: 1. Đại Bi Chú, 2. Dược Sư Tâm Chú, 3. Dược Sư Chú – Hoa ngữ.
*CD 5: Phạn ngữ Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú: 1. Chuẩn Đề Thần Chú. 2. Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát. 3. Duyên độ Phụ Mẫu Chú. 4. Đại Bi Chú. 5. Lục Tự Đại Minh Chú.

(Để download từ megaupload, xin click vào link trên, nhập code (số và chữ cái) theo như hiển thị, đợi 45 giây và click vào free download)

Ngoài ra, Cha còn muốn Minh Mẫn ghi chép cẩn thận lại lời các bài Thiện Chú để các bạn chọn cho mình bài Chú mình ưa thích (theo cảm nhận), học thuộc lòng, đưa chúng vào cuộc sống hàng ngày một cách đam mê như món ăn tinh thần tuyệt hảo không thể thiếu được của bạn.

LỜI CÁC BÀI “CHÚ ĐẠI BI” VÀ THẬP CHÚ

CHÚ ĐẠI BI

Nam – mô Đại Bi Hội – Thượng Phật Bồ Tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi Tâm Đà – Là – Ni.
Nam – mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.
Nam – mô a rị da.
Bà lô kiết đế, thước bát ra da.
Bồ đề tát đỏa bà da.
Ma ha ca lô ni ca da.
Án.
Tát bàn ra phạt duệ.
Số đát na đát tỏa.
Nam – mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da.
Bà lô kiết đế, thất phật ra lăng đà bà.
Nam – mô na ra cẩn trì.
Hê rị ma ha bàn đà sa mế.
Tát bà a tha, đậu du bằng.
A thệ dựng.
Tát bà tát đa.
Na ma bà dà.
Ma phạt đạt đậu.
Đát điệt tha.
Án, a bà lô hê.
Lô ca đế.
Ca ra đế.
Di hê rị.
Ma ha bồ đề tát đỏa.
Tát bà tát bà.
Ma ra ma ra.
Ma hê ma hê, rị đà dựng.
Cu lô cu lô, yết mông.
Độ lô độ lô, phạt xà ra đế.
Ma ha phạt xà ra đế.
Đà la đà la.
Địa rị ni.
Thất Phật ra da.
Giá ra giá ra.
Mạ mạ, phạt ma ra.
Mục đế lệ.
Y hê y hê.
Thất na thất na.
A ra sâm, Phật ra xá – lợi.
Phạt sa phạt sâm.
Phật ra xá da.
Hô lô hô lô ma ra
Hô lô hô lô hê rị

Ta ra ta ra.
Tất rị tất rị.
Tô rô tô rô.
Bồ đề dạ, bồ đà dạ.
Di đế rị dạ.
Na ra cẩn trì.
Địa rị sắc ni na.
Ba dạ ma na.
Ta bà ha.
Tất đà dạ.
Ta bà ha.
Ma ha tất đà dạ.
Ta bà ha.
Tất đà dũ nghệ.
Thất bàn ra dạ.
Ta bà ha.
Na ra cẩn trì.
Ta bà ha.
Ma ra na ra.
Ta bà ha.
Tất ra tăng, a mục khê da.
Ta bà ha.
Ta bà ma ha, a tất đà dạ.
Ta bà ha.
Giả kiết ra, a tất đà dạ.
Ta bà ha.
Ba đà ma, kiết tất đà dạ.
Ta bà ha.
Na ra cẩn trì, bàn đà ra dạ.
Ta bà ha.
Ma bà lợi, thắng kiết ra dạ.
Ta bà ha
Nam – mô hắc ra đát na, đá ra dạ da.
Nam – mô a rị da.
Bà lô kiết đế.
Thước bàn ra dạ.
Ta bà ha.

Án, tất điện đô.
Mạn đà ra.
Bạt đà dạ.
Ta bà ha. (3 lần).


THẬP CHÚ

1. NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ – LÀ – NI

Nam – mô Phật – đà – da.
Nam – mô Pháp – ma – da.
Nam – mô Tăng – già – da.

Nam – mô Quán Tự Tại Bồ Tát Ma – Ha – Tát, cựu Đại Bi tâm giả. Đát điệt tha.
Án, chước kiết ra phạt để chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra thước a ra kiết rị sa, dạ hồng phấn ta ha.
Án, Bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng.
Án, bát lặc đà, bát đẳng mế hồng.


2. TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ

Nẳng mồ tam mãn đa mẫu đà nẩm. A bát ra để, hạ đa xá ta nẳng nẩm. Đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng nhập phạ ra, nhập phạ ra, bác na ma nhập phạ ra, bác na ma nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ma phấn ra, ma phấn ra, phiến để ma thất rị duệ, ta phạ ha.


3. CÔNG ĐỨC BẢO SƠN THẦN CHÚ

Nam – mô Phật – đà – da.
Nam – mô Pháp – ma – da.
Nam – mô Tăng – già – da.

Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.


4. PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ

Khể thủ qui y Tô Tất Đế, đầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi.
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thao gia hộ hài nhi… (họ tên)
Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đề chi cu nẩm đát điệt tha.
Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, ta bà ha.


5. THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ– LA– NI

Án, nại mã ha cát ngọa đế. A ha da mát rạp. A cưu dị da nạp, Tô Tất Đế, kiệt pháp nạp tả da tả da, đắc phát, cả đạt da. A ma ra đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án, tát rị ba, tang tư cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, mã hắt nại dã, bát rị ngọa rị tá hắt.


6. DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam – mô Thích Lưu Ly, bát lặt bà, Nam – mô Bạt Già Phật đế, bệ sát xã, lụ rô. Nam – mô hắt ra xà dã, điệt tha yết đa ra, a da hắt đế, Tam Miệu tam một đà la, đát điệt tha. Án, bệ sát thệ, bệ sát xã, lụ rô tam một yết đế ta ha.


7. QUÁN ÂM LINH CẢM CHƠN NGÔN

Án, ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đạt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc dị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra da, ta ha.


8. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN

Ly bà ly bà đế. Cầu ra cầu ha đế. Đà La Ni đế. Ni Ha ra đế. Tỳ Lê nể đế, Ma Ha dà đế. Chơn Lăng càng đế, ta bà ha.


9. VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THẦN CHÚ

Nam – mô A Di Đà bà dạ. Đa tha dà đa dạ. Đa địa dạ tha. A ra dị đô bà tỳ. A di rị đa, tất đam bà tỳ. A di rị đa, tì ca lan đế. A di rị đa, tỳ ca lan đa. Dà di nị dà dà na. Chỉ đa ca lệ, ta bà ha.


10. THIỆN NỮ THIÊN CHÚ

Nam – mô Phật – đà.
Nam – mô Pháp – mạ.
Nam – mô Tăng – già.

Nam – mô Thất Lị. Ma ha để tỷ ra, đát nể dã tha. Ba Lỵ phú lầu na. Giá rị, Tam Mạn Đà. Đặt Xá ni. Ma Ha Tỳ ca ra dà đế. Tam Mạn đà. Tỳ Ni Dà đế. Ma Ha ca rị dã. Ba Để Ba da. Na để Tát Rị Phật Lặc tha, Tam Mạn đà. Tu bát lê đế, phú lệ na. A rị da. Đạt ma đế. Ma ha tỳ cổ tất đế. Ma Ha Di Lặc đế. Lâu Phã tăng kỳ đế, hê đế tỷ. Tăng kỳ hê đế, tam mạn đà. A tha a nậu, đà – la – ni.


MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH


Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa, thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị Chư pháp: không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; Vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; Vô nhãn giới; Nãi chí vô ý thức giới; Vô vô minh diệc, vô vô minh tận; Nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; Vô khổ, tập, diệt, đạo; Vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc Cố, Bồ đề Tát Đỏa Y Bát nhã Ba la mật đa Cố. Tâm vô Quái Ngại; Vô quái ngại Cố; Vô hữu Khủng Bố. Viễn Ly Điên Đảo, mộng Tưởng Cứu Cánh niết bàn. Tam Thế Chư Phật Y Bát nhã Ba la mật đa Cố, Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Cố Tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị Đại Thần Chú, thị Đại Minh Chú, thị Vô Thượng Chú, thị Vô Đẳng Đẳng Chú, Năng Trừ Nhất Thiết Khổ, Chơn Thiệt Bất Hư.

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa Chú, thức Thuyết Chú viết:

Yết đế, yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế Bồ đề tát bà ha (3 lần).

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.

No comments: