Friday, May 29, 2009

# Hùm Miêu Đùa Chữ

Người trình bày: Thái Minh Mẫn

Hùm mừng Miêu Ngộ Mùng MƠmơMơ (Mơ) nên thử TRÍmơ học trò bằng chơi chữ H – N và làm TOÁNmơ. MÙNG MƠmơMơ (NGỘ) Mộ HÌNH tướngmơ Hưng Mingh MẪN Hổ Mơ cho MINH MẪN THÁI Thượng hướng về CHA LÀNH – ĐẤNG VÔ CỰC ĐẠI THIÊN TÔNmơ. Hưng Muốnmơ NGUYÊN MƠmơMơ (Mơ), Hứng khích tu sửa THÂN TÂMmơ mong AiAIai MUỐNmuốnMuốn (HAM MUỐN) DỪNG MÙNG Mớ tham khảo.


1. Tiểu phẩm thứ ba:

A- H 1- N 1 mơ gì?
Ừm. Thưa Thày là cúm HEO?
Rồi sao nữa?
Có phải H – Hoàn, Một là MỘTmộtMộtmơ; N – Nguyên. (R r r – Lẩm bẩm) À – phải rồi HOÀN NGUYÊN MỘTmơ hay HỢP NHẤTmơ; TRỞ VỀ CỘI NGUỒNmơ cũng là nó; Mà TAN Mơ CÒN LẠI TÁNH KHÔNGmơ cũng vậy. HẾT Mớ! Báo cáo Thày.
Hảo Mơ! Dung Mơ tiếp đi.
“NGUYÊN” Hưng tiếp có phải không thưa Thày?
Đúng mẫu MƠ.
H là..là HÙM mộ Mơ – không phải Thày CHẾT mà là mất hìngh tướng MƠ, Mão Mơ mộ còn lại TÁNH KHÔNG (CÓ) MƠ. THAMSÂNSImơ làm mộ HÙMmơ H1 - N1; N là là…NO – THỎA MÃNmơ hay CHÂN LÝmơ, cũng nó MINH MẪN SÁNG SUỐT (GIÁC NGỘ) và KHÔNGmơ.
A- H 1 - N 1 là RỒI mơ TAN (M… e…o – m – u – e – o…)
NGUYÊN MƠ H 1 - N 1 HỔmơ. Con (Hàimơ – tức Minh Mẫn Thái) Mơ tiếp H-H và N-N để Cha (Thày) xem Mơ?
H là Humanô (Hàimơ nói trại từ tiếng tây “human” đó) có nghĩa là NHÂNmơ của NGƯỜI ĐÙAmơ nguyên Ngộ, CON NGƯỜImơ, là HÙMơ HAMMUỐNDỨT, là Hư ẢOmơ, là HẢOmơ. M – u – e – o o o!
Dung H - N MỘTmơ Cha (Thày) xem!
A! a! a! ĐÙAmơ là HƯ ẢOmơ, là NHÂNmơ Hưng MUỐN (THAM, SÂN, SImơ) Mộ HÙMmơ HAMMUỐNDỨT, Gum (Hưng MÙNG) MƠ MỘTmộtMộtmơ.
MINGH mẫn mùng Mơ NGỘMơ HỔ (Hưng MUỐNmơ muốn mingh mẫn ngộ MƠ là Hổ Mơ, Con có NgheNGHEnghe MƠmơMơ?
Gừ gừ (dạ). HƯNG MUỐNmuốnMuốnmơ một cách Mingh mẫn sẽ TRỪ THAMmơ SÂNmơ SImơ ĐƯỢC MỘTmơ và cũng là ĐƯỢC N 1mơ – NGUYÊNmộtmơ, THỦNGmơ Một Mơ MƠ (GIẤC MƠ HOÀN NGUYÊNmơ MỞ) hài nhi Hưngmơ có đúng KHÔNG Mơ chưa thưa CHA (THÀY)mơ?



2. Tiểu phẩm thứ tư:

Xin Thày chỉ dạy cho con – Amunô (MơMƠmơ) biết muốn khỏi bị nhiễm trược khi đi đám ma hay vào bệnh viện, mơ HỔ mô?
Hảo. Muốn HỔ phải TÌM HỔmơ. Amunô có Hưng Mơ làm toán KHÔNGmơ?
Dạ có ạ.
Hãy Mơ 1 đi!
Ý THÀY (Munô) là munôMỘT Mơ? MÙNGmơ MỘT á? Vậy HAI Mơ mô?
1001 MÙNG MINH MẪNMơ NGỘmơ gì?
Dạ, Mơ Hưng hệ đếm NHỊ NGUYÊN ạ.
Amunô HỔ DO (lý)?
A, EURIKA! Đó là sắc bất dị không không bất dị sắc: có mà “no” (không), “no” (không) mà có. 1 thắng 0, 0 thua 1 – được ăn cả, ngã về không; 1 hưng MINH MẪN MƠ, 0 là MÙ MƠ; MỘT cạnh KHÔNG là mườimơ (con số 10), KHÔNG chạy (đứng) trước MỘT ta MƠ MỘT (con số 01). Lấy MƯỜI chọi MỘT chẳng chột cũng què, vậy ta Mơ (niệm) MƯỜI MỘT ba lần hay 11 (con số 11 hoặc 1 + 1) đều được ạ. Hoặc 1001 ta MƠmơMơ (MUỐN) mơ HỔmơ nên mơ (đọc) thẳng 4 con số đó: Một Không KHÔNG MỘT mà… Hưng Mơ MỘT KHÔNG là đủ – THAM MộtMỘTmột đủ Hổ rồi. Tóm lại Amunô chỉ đọc MỘT ba lần là HỔ Mơ.
MỘNG Mơ thêm tí nữa Thày muốn xem Minh Mẫn Thái có thông minh không nào?
1 + 1 = 1 NO "KHÔNG" (0) VÀ 10 tuy hai mà một; bất Hưng mơ NHỊ phân. 10 – 1 = 9, chín là con số lãomơ, mười phân HƯNGmơ TRỪ MỘTthammơ để ĐƯỢC LÃOmơ; BẤTBIẾNmơ; KHÔNGSINHKHÔNGDIỆTmơ; KHÔNGCÓTÁNHmơ; HÙMmơ; TANmơ CÒNlạiTánhKhông(có)mơ; Nhưng chẳng ai lại đọc 10 – 1 = 9 cả, chắc là nên đọc 1019 hoặc 101 bằng (=) 019 mà muốn 101 = 019 ta lại phải làm TOÁN trừ, điều này không ổn rồi. Vậy nên tốt nhất TataTa ĐỌC thần chú CHÍN: chín, chín, chín. (M m m) 9999 vàng 4 số 9 đấy. 1 + con số 8 cũng = 9, dung Mơ 1 thêm hai nửa con số 0 của số 8 TataTa cũng có 1 + 00 = 9 có nghĩa là dung MỘTcó – MÙ ẢOmơ mới có MơMƠmơ (MUỐN) mà LU ẢO MuốnMUỐNmuốn (Muốn MƠ) MINH MẪN MƠ Mơngộ và HAM MUỐN là CHẾTmơ TÍCH Mớmơ nên Ham Mơ MINGH MẪNmơ GIÁC ĐỘ TAtaTa; HAI “KHÔNG” [KHÔNGkhôngKhông]: MƠ mùng Ngộ (VÔ MINHmơ) và MUỐNmơ (THAM, SÂN, SImơ) TataTa cũng Có LÃO CHÍN (9). A, mà THÀY (Hùmmơ – CHAmơ) là VUA MUỐN CHÍN (mùng 9 – ngày Vía NGỌC HOÀNG) mà nên Amunô (con) hy vọng Chung MƠ MÙNG MỞ mơ (Hoàn NGUYÊNMơ) MamaMA nào dám NHẬPmơ THÀYmuốnmơamunô?
Hảo Mơ! HÙM MUỐN MỘTmộtMộtmơ thôi. TẤT CẢ do MỘT mà có, HƯNGmơ Hổ người Mơ có thể niệm, đọc, suy nghĩ về bất cứ con số nào với điều kiện TIN TƯỞNGmơ con số đó là MộtMỘTmột (một) MUỐNmơ Hổ. MỘT (NHẤT) Tâm niệm MộtMỘTmột(mơ) là đủ. Từ con số 1 Hưng MƠ Muốnmơ có thể biến hóa nó thành 999 hay 9999 hay 000; 0101; 1111; 0110; 0011 v.v.. là tùy vào Ýmơ MỖImơ. Bây giờ Amunô đã hiểu chưa?
VÔ CÙNG TẬNMơ ạ.
M m m m – Mơ ơ…ơ…ơ

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 5 năm 2009
Nhằm mùng 9 tháng Tỵ năm Kỷ Sửu

Thursday, May 7, 2009

# Kể lại chuyến hành hương mơ Phật độ

Người trình bày: Thái Minh Mẫn


Bá tòng HƯNG Mơ NGUYÊN


LỊCH HÀNH HƯƠNG

25/4/ 2009 (mùng 1 âm lịch tháng 4 năm Kỷ Sửu): TPHCM – Châu Đốc – Bình Khánh – Pnôm Pênh.
26/4/2009: núi Cổ, đền Ăng Co.
27/4/2009: núi Tổ
28/4/2009 – 29/4/2009: núi Tà Lơn (cao 2000 mét)
30/4/2009: Pnôm Pênh – TPHCM

MẦU MƠ TRÊN ĐƯỜNG HÀNH HƯƠNG VỀ ĐẤT PHẬT

Ngày 25 tháng 4 năm 2009 đoàn chúng tôi gồm mười người (5 từ TPHCM, 5 từ An Giang) hợp nhất tại cửa khẩu Bình Khánh An Giang dưới sự hướng dẫn của chị Na một Việt kiều sống tại Campuchia đã 21 năm làm thủ tục qua biên giới. Trải qua một đoạn đường 45km từ bến xe châu Đốc với một hành trình tương đối vất vả vì phải ngồi trên xe honda ôm chở ba làm chân tay chúng tôi tê dại, mệt mỏi dưới cái nắng nóng chúng tôi đã đến cửa khẩu Bình Khánh. Vào khoảng 17 giờ chúng tôi đã đặt chân tới thủ đô và dừng chân ở nhà Thủy (cháu gái của Na) ở số nhà 25 đường 318 Pnôm Pênh.

Năm giờ sáng ngày hôm sau 14 người (chúng tôi đã cảm nhận trước về số người) khởi hành đi viếng núi Tổ. Đoạn đường 120km không làm chúng tôi mệt mỏi, trái lại rất phấn chấn. Một cảm nhận thoáng đến trong tôi là đất nước Campuchia còn nghèo, nông nghiệp không phát triển bởi thiếu hệ thống thủy lợi, người nông dân chỉ trồng cấy một vụ vào mùa mưa, đất bỏ hoang nhiều, rau quả rất nghèo nàn và mắc hơn so với Việt Nam. Chúng tôi đến chân núi lúc 8g30, và bắt đầu dở cơm mang theo ăn sáng, sau đó lên xe để bác tài chở lên núi. Núi Cổ có cách đây hơn ngàn năm, ngày nay người ta đã xây cho du khách một lối lên gồm 780 bậc. Chúng tôi dừng lại ở một điểm thắp nhang, đèn cày trình Mẹ và được hướng dẫn đến một khe đá cầu nguyện và thảy hai đồng xu qua khe đá. Tương truyền rằng nếu cả hai đồng xu rơi vào cái vũng nước dưới khe thì bạn được thỏa mãn lời ước nguyện. Na ngồi bên cạnh và lắng nghe tiếng những đồng xu rơi và nói lại cho chúng tôi: chị Bình, Thúy được như ý, còn tiếng vang đồng xu tôi ném dường như to và lạ nhất trong đoàn và nó như tiếng đàn. Chẳng biết có phải lời nguyện cầu của tôi cho cả đoàn được tâm minh trí sáng, ngộ được tánh không mơ ngay trong kiếp sống này, cho cửu huyền trăm họ giải được hết nghiệp trần, cho tất cả những người già (tôi đang liên tưởng đến mẹ già của tôi ở nhà), người bệnh trước khi cởi bỏ chiếc mão trong vai diễn của mình không bị đau đớn hành hạ thân xác mà tiếng động lại vang lên một cách khác thường như vậy? Hai hàng nước mắt tôi tuôn trào…Một đồng tu đi bên cạnh thắc mắc tại sao tôi khóc? Phải rồi, lệ tuôn vì tôi cảm thấy thương xót cho ông bà tôi xa xưa vì đói nghèo phải kiếm miếng ăn qua ngày, không được đọc sách, học hành, không được gặp Minh Sư chỉ dạy cho tu hành một cách minh mẫn, nay tôi là người quá phúc. Tôi nguyện cầu cho mỗi bước chân tôi đi là nghiệp của cửu huyền nội ngoại, của ba tôi được tiêu trừ.

Núi Cổ còn hấp dẫn chúng tôi vì vẻ cổ kính, thanh tịnh. Chúng tôi bước vào đại điện thắp nhang, cầu nguyện. Những ngôi chùa ở Campuchia có những hoa văn khác với chùa Việt (các hoa văn giống như Tháp Chàm ở Nha Trang). Các bức tượng Phật được đặt ngay dưới đất chứ không ở trên bục cao hoặc bậc tam cấp như ở Việt Nam. Khi cúng dường các tăng, ni chúng tôi được họ đọc trả lại một câu kinh gì đấy và rảy nước Thánh thơm mùi hoa ngọc lan lên đầu và mặt chúng tôi. Tại đây chúng tôi kỉnh lễ dấu chân Cổ Phật và nguyện cầu gửi bỏ lại nơi này những bệnh tật của mình, Ông Bò (tượng con bò), thảy đồng tiền giấy xuống cái giếng khô để xem ước vọng của mình có trọn vẹn hay không, chiêm ngưỡng một cục đá 12 kg nổi trên mặt nước.

Khi còn ở nhà cô bạn tôi dặn nhất định phải thăm quan Ankor Vát và Ankor Thom, chùa vàng chùa bạc, tôi đã được biết: Ankor thuộc thành phố Siem Riep, cách thủ đô Phnôm Pênh hơn 300km. Quần thể kiến trúc đô thị, đền đài vĩ đại Ankor gồm 600 công trình nằm rải rác trong rừng rậm rộng 60km2, năm 1992 được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Lăng tẩm, đền đài mang đậm chất huyền thoại này được hình thành từ việc huy động toàn bộ sức mạnh vương quyền và vắt kiệt sức dân. Vua Giaiavacman II bắt đầu cho xây dựng Ankor vào thế kỷ IX đánh dấu thời kỳ huy hoàng nhất của dân tộc Khmer. Đến thế kỷ XII, vua Giaiavacman VII sau khi cho xây dựng Bayon, khu đền kỳ lạ nhất, lãng mạn nhất và giàu sức sáng tạo nhất của con người đã đánh dấu chấm hết cho triều đại Ankor.

Ankor Vát

Buổi chiều đoàn chúng tôi về thăm đền Ankor. Vé vào cửa là 20 USD một người nhưng do có hướng dẫn của Na và chị Huệ chúng tôi đã “làm tỉnh” vào cửa như một người Miên thực thụ nên đã trốn được vé. Người tu mà còn gian dối, xấu quá có đúng không các bạn? Một điểm lưu ý cho các bạn là nếu các bạn có hành hương như thế này xin đừng mặc đồ màu lam như các cư sĩ Việt Nam kẻo các bạn không những không “cải trang” được thành dân bản xứ mà không được vào những nơi tôn nghiêm như đền, chùa, và lên núi (nicô Hồng Ngọc trong đoàn đã phải cải trang thành nicô Khmer mới vào được đấy!).

Thật vậy, xếp sau ngôi đền Sri Ranganathaswamy nằm ở thành phố Tiruchirapalli của Ấn Độ, một ngôi đền Hindu quan trọng lớn nhất trên thế giới, được xây dựng cho Vishnu, một trong ba vị thần trong đạo Hindu với tổng thể ngôi đền đồ sộ bao quanh một khu vực rộng khoảng 63 ha với 7 bức tường đồng tâm, bức tường phía ngoài cùng có chiểu dài khoảng 4 km, có lối ra vào ở dưới những kim tự tháp đầy màu sắc và 21 lối đi tổng thể, lối đi lớn nhất có 15 tầng và có độ cao gần 60m, Ankor là ngôi đền lớn thứ hai ở Campuchia. Ngôi đền thường đi vào lịch sử và tín ngưỡng, tinh thần của rất nhiều tiểu thuyết cũng như những bộ phim hành động của Hollywood đó chính là ngôi đền mang tên Ankor Vát. Ngôi đền nổi tiếng nhất thế giới này là ngôi đền Hinđu đầu tiên, xây dựng cho Vishnu. Vào thế kỉ 14, 15 khi đạo phật được truyền bá rộng khắp ở Châu Á, nó trở thành một ngôi đền Phật giáo. Thế giới phương Tây cũng đã biết đến ngôi đền này khi một vị hòa thượng người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 16 đã đến thăm ngôi đền và đã hùng hồn miêu tả nó như “một công trình xây dựng phi thường mà không bút nào tả được, đặc biệt là nó không giống với bất kỳ ngôi đền nào trên thế giới. Ngôi đền này có những chiếc tháp nhọn, những hình trang trí và tất cả những chọn lọc tinh tế mà trí tuệ con người có thể tưởng tượng ra”. Những lời nói của ông vẫn còn vang vọng đến tận ngày nay.

Ankor Vát được bao bọc một mặt bằng hồ sen lớn nước trong veo, rộng đến 190 mét, đường vào đền Ankor Vát là đoạn cầu đá dài bắc qua hồ nước bao quanh đền. Đền Ankor Vát hình chữ nhật, dài 1.500m, rộng 190m. Với chu vi gần 6km, diện tích khoảng 200ha, với 5 tháp khổng lồ, lớn nhất thế giới, tháp chính cao 65m tương truyền do những người phụ nữ xưa kia xây. Đó là những tảng đá màu xanh xám to có, nhỏ có nặng hàng tấn được xếp chồng lên nhau mà không có xi măng hay vôi vữa kết dính thành một cung điện theo tâm trí tưởng tượng của con người giống như trên trời Đế Thiên Đế Thích vậy nên người ta còn gọi nó là Đế Thiên Đế Thích. Chúng tôi dọc theo những hành lang cung điện dâng lễ, nguyện cầu, ngắm nhìn những hồ tắm của vua, ghé vào một cái ngách dựa lưng vào tường đá đấm lên ngực mình nghe tiếng trống trời trong ta âm vang.

Ankor Thom cách đó không xa, với khuôn viên rộng lớn hơn Ankor Vát theo truyền thuyết được những người nam xây nhưng do mải chơi, uống rượu nên đền đã không hoàn thành, khắp nơi ngổn ngang những phiến đá lớn, nhỏ đền chỉ có cái khung nham nhở vì thế nên khách tham quan dễ dàng nhận thấy trước cổng đền hai bên có 108 tượng nam bằng đá bị phạt không được vào thành do không hoàn thành nhiệm vụ, trong khuôn viên đền có 7 ngôi mộ của các bà hoàng hậu bị chôn sống theo vua khi thất trận. Ankor Vát, Ankor Thom là hai ngôi đền lớn từng là thủ phủ của đế chế Khmer.

Theo các nhà nghiên cứu, Ankor Thom là công trình đồ sộ nhất với hàng chục tòa thành. Hạt nhân của mỗi đô thị là một ngôi đền trung tâm trên một mặt bằng hình vuông, dạng đền núi, mô hình núi vũ trụ Meru, từ đó, tỏa ra 4 hướng Đông- Tây- Nam- Bắc. Đa số các quần thể đền núi ở Ankor Thom đều được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp 3-5 bậc với 5 tháp trên đỉnh. Ở đường dẫn tới trung tâm tháp có hình các con sư tử, voi và rắn thần Naga. Tại nhiều diễn đàn khoa học quốc tế, nhiều ý kiến cho rằng việc gia công và vận chuyển hàng triệu khối đá sa thạch kích cỡ lớn và sắp đặt chúng theo hình mái vòm hoặc thể xây với độ vững chãi hầu như không suy suyển qua nhiều thế kỷ là những kỳ công dường như không phải của con người và đến giờ vẫn chưa lý giải được. Kỳ ảo và huyền diệu nhất Ankor Thom là đền núi Bayon, được Giaiavacman VII xây dựng vào thế kỷ XII. Trước khi vị vua này lên ngôi thì vương quốc Ankor đang bị quân Chàm đánh phá dữ dội. Sau khi giành lại đất nước từ quân đội Chàm, vua Giaiavacman VII cho xây dựng tường thành bằng đá cao 8m, hào rộng 100m để bảo vệ đô thành. Từ tường thành có 5 cửa vào, bên trên các cửa ra vào là các tháp có hình mặt người, 2 bên vào Ankor Thom là 54 pho tượng lớn ôm ngang thân con rắn vĩ đại, bên trái là các vị thần, bên phải là các quỷ.

Chúng tôi chỉ ngồi trên xe dạo một vòng ngắm Bayon – đền đá bốn mặt. Theo kể lại Bayon có 54 tháp, lô nhô như 1 rừng đá, trên mỗi tháp có 4 hình mặt người, tạc theo các huyền thoại của nhà Phật, tai nghe 4 phương, mắt nhìn 8 hướng, đang mỉm cười huyền bí. Người ta nói rằng, 216 nụ cười Bayon đều là gương mặt và nụ cười của vua Giaiavacman VII. Và theo tính toán của một nhà điêu khắc người Pháp, để chạm khắc tất cả những hình bằng đá ở Bayon thì phải có 1.000 nhà điêu khắc giỏi làm việc chuyên cần trong 20 năm. Bayon vì thế đã bừng lên rực rỡ đến mê hồn trong thời đại huy hoàng của Ankor, của lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật Khmer.

Tôi hiểu ra một điều sự tương truyền về những người nam, người nữ xây dựng Ankor là Tâmmơ của người dân cho rằng sự minh mẫn sáng suốt nảy nở, xóa bỏ vô minh bởi chính sự chăm chỉ cần cù của những người phụ nữ đã giúp họ thành công xây được đền. Họ đã vát tỉa, tu sửa chính mình để trang hoàng cho mình khung trời Đế Thiên Đế Thích. Sự đoàn kết yêu thương trong lao động và cuộc sống đã kết nối những người phụ nữ ấy và giúp họ thành công mãn nguyện, giúp cho những lời cầu nguyện từ sâu thẳm trái tim mình có thể vang xa vào trong không gian bao la của Vũ Trụ.

Sự hoang tàn của Ankor Thom khiến tôi mơ màng liên tưởng đến một Minh Sư nào đó đã giúp vua Giaiavacman dùng sự thần diệu của không gian bốn chiều xây dựng hai đền lớn cho vua, nhỏ cho hoàng hậu. Nhưng rồi trí tuệ đã được đặt bên cạnh “cùm Mơ” (Nguyên) MUỐNmơ để rồi sự tham lam, lòng đố kỵ, ganh ghét đã dẫn họ đến những cuộc chiến mà hậu quả là máu chảy, lệ rơi, cung điện nguy nga bị tàn phá, đất nước bị suy đồi. Thăm đền Ankor chúng tôi nhận được bài học về lòng từ bi bác ái yêu thương giúp đỡ giữa người với người – chìa khóa cho sự thành công và khai mở trí huệ. Trí huệ khai mở giúp cho con người minh mẫn sáng suốt, nhưng nó phải luôn được con người hướng THƯỢNG, đặt nó bên cạnh tình thương như âm với dương, gạt bỏ cái TÔI thì mới tồn tại bền vững và NGUYÊNngộ một ngày không xa. Ham hưởng thụ vật chất, lười nhác sẽ dẫn đến thất bại, vô minh hoài hoài: HAM mơ (tham sân simơ) – Mơ ham (Muốn: Tham Sân SiMơ) – HAM mơ – Mơ ham… dẫn chúng sinh luân hồi sinh tử mãi không thôi. Nam, dương tượng trưng cho tiên cảnh đầy khoái lạc tu khó thành; nữ, âm, tượng trưng cho trần gian khổ đau dễ đạt đạo, mơ tôi có đúng Mơ?



Ankor Thom vẫn còn dang dở?


Bayon với nụ cười bí ẩn?

Núi Tổ (tiếng Khmer Numklen) là một núi đã được tôn tạo để thu hút khách du lịch với vé vào cửa 20USD một người nằm ở Xiêm Riệp. Mùi hoa ngọc lan thơm ngát trước cửa chùa làm tôi xúc động nhớ tới trước kia khi mới được khai mở Thầy cũng dẫn dụ tôi bằng sự ban thưởng mùi hoa ngọc lan cho tôi. Chúng tôi lên lầu lạy Phật Tổ mà hình tướng được tượng trưng bằng tảng đá lớn được chạm trổ hình Đức Phật nằm. Năng lượng nơi này thật nhiều và thanh tịnh. Sau đó chúng tôi xuống núi theo một lối khác, thắp nhang lạy Mẹ Quan Âm, chụp hình kỷ niệm bên tảng đá mà khi lên hình người ta thấy rõ Tiên Ông đứng phía sau, rồi xá ông Cùi người mộ đạo, xem dấu con voi trung thành với chủ (ông Cùi) đập đầu vào đá mà chết. Tất cả chúng tôi múc một ít nước đem về dưới tảng đá lớn kỳ lạ, nó nổi trên mặt đất khoảng 3, 4 mét nhưng không hiểu vì sao ở giữa có nước quanh năm, người ta tin rằng uống nước núi đá ngàn năm hết mọi bệnh tật. Buổi trưa đến chúng tôi tản xuống bờ suối chia nhau những bát cơm thanh đạm và chụp mấy tấm hình kỷ niệm dưới suối, nơi mà người ta cho rằng có thể rũ bỏ mọi nghiệp chướng của mình nếu tắm mình trong dòng suối này. Một điểm lưu ý nơi đất Phật Campuchia tượng các vị Phật cưỡi (đứng trên) cá sấu chứ không cưỡi rồng hoặc cá chép như trong tâm trí tưởng tượng của người dân Việt Nam. Tối về được nghỉ ngơi trong một khách sạn làm chúng tôi bớt cảm giác nóng nực. Từ đây tới Biển Hồ chỉ có vài chục cây số nhưng chúng tôi đành lỡ hẹn Biển Hồ hẹn dịp khác vì phải quay về thủ đô chuẩn bị cho chuyến đi núi Tà Lơn (tiếng Khmer gọi là Bokor – Bốc cô) ngày mai.

Nung nấu ý mơ Phật Tổ là Phật Thầy Tây An, là Mẫu Mẹ Quan Âm Bồ Tát tôi cùng các đồng đạo hưng mơ Mingh mẫn MƠ một ngày hình tướng các Vị Tổ Thầy đi trước mất dung MÃO Mơ chung MơMơ Tánh Khôngmơ HÌNH TƯỚNG để Thành Đạo. Một quá trình thay đổi TÂMmơ theo chiều hướng đi lên, tiến bộ là: mừng MÙNG (VÔ MINH) mở Mơ (tự tánh hé lộ) – mừng Lão ÂMMơ (QUANÂM) mở MINH MẪN Mơ cho chúng tôi (Tâm THANH tịnh) – Mẹ Quan Âm là Tôi, Các bạn TÔI, là Âm Thanh Tuyệt Diệu của Vũ Trụ (MINH MẪNmơ) – Mở MƠ (cho) TÔI, MƠ (cho) BẠN (còn Nguyênmơ)? Mơ Tôi MẦU Mơ? Hìngh tướng làm cản trở sự tiến bộ trong tu tập? Bạn tham thiền ngộ Nguyên TÂM là ngộ Âm Mơ hay hìngh tướng mớ? Âmmơ MINH MẪN là ÂM mở từ sự CẢMmơ của thân mơ, khẩu mơ, ý mơ? Và MỘTmơ là MỘTmộtMột Mơ do (vì) TataTa Mơ hìngh tướng của TÂM giả Kiến tánh Mơ? MƠmơMơ là HÌNGHTƯỚNGCẢNminghmẫnMơ, TANmơ là HẾT NGHIỆP do (bởi) Mơ HẾT.

Chúng tôi đã có một buổi tối ở Nam Vang không có gì vui vẻ lắm vì được biết chuyến đi Tà Lơn ngày mai chưa chắc thành công: Na cho biết Tà Lơn là núi quốc cấm nhưng có rất nhiều người tu từ Việt Nam lặn lội qua đây đi chui nhủi trong rừng rậm và nếu kiểm lâm bắt được họ sẽ phạt 200USD một người, và có nhiều người trên 70 tuổi chỉ ước ao một lần lên núi Tà Lơn chết cũng thỏa nhưng họ đã không thể lên được, vả lại nếu có lên núi thì ngày 29 âm lịch họ mới cho lên với lý do mang đồ lên chùa trên núi, còn hôm nay mới là ngày 27, quĩ thời gian chúng tôi không có nhiều... Với tôi, tôi chỉ biết đây là một núi đầy huyền linh, nơi Ngài Cử Đa đệ tử của Phật Thầy Tây An tu và đắc đạo Tiên ở đây.

Chúng tôi rời nhà lúc 6 giờ sáng ngày 28/4 thẳng tiến về tỉnh Cambode, ghé chợ mua bông, trái cây và đi “hú họa” trong kiên quyết. Xe dừng lại trước cổng đường lên núi, tôi ngồi phía trước cầm bông để tỏ vẻ cho thấy đoàn lên chùa cúng Phật. Sau một hồi lâu Na nói chuyện với những người gác cửa chúng tôi được phép lên núi phải trải qua 30km xe chúng tôi mới đến được chùa Nam Thiền. Chúng tôi diện kiến ông Lục, chủ trì chùa, người Việt nam duy nhất tu ở chùa này. Mây mù tỏa hơi lành lạnh, rồi những giọt mưa sớm của mùa mưa năm nay khiến chúng tôi liên tưởng đến Đà Lạt quê nhà. Sau bữa cơm trưa cháu Minh (tu sĩ chùa Phước Điền An Giang) đề cập đến việc lội bộ đi tiếp. Tôi không hiểu là đi đâu nhưng cứ nghe loáng thoáng là xuyên rừng khoảng 60 km cả đi lẫn về là nhụt chí quyết định không đi. Ý tôi lúc đó cũng giống bốn người đoàn thành phố (cô Diệu, chị Bình, chị Bích, Thúy). Để khuyến khích mọi người không sợ khó, sợ khổ Minh kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện có người đi rừng bị lạc nhưng gặp được ông già cho trái cây, thức ăn, chỉ lối ra nhưng đến khi gặp lại mọi người tất cả đều xác nhận ở đó chỉ toàn là cây. Tôi vẫn quyết định ở lại, và cứ nghĩ mọi người đã ra đi với một cái xoong, mấy ổ bánh mì, vài gói mì ăn liền và yên trí đi rửa chén. Một cảm giác nuối tiếc vụt lên trong tôi, nhưng rất may Minh đã quay lại và bảo chưa đi. Nắm cơ hội xuýt bị vuột, tôi quyết định đi và chỉ kịp chạy lên nhà nghỉ báo với mọi người cùng đoàn, mang theo một bộ đồ, chiếc mền xỏ vào đôi dép có quai hậu mà chị Bích đổi cho. Tốp xuyên rừng chúng tôi gồm tôi, cháu Minh, anh Hai (ba cháu Lãm tu ở chùa Phước Điền ngày xưa đã dẫn chúng tôi hành hương ở vùng Thất Sơn), và Thảo, Thái một cặp uyên ương sắp cưới. Tôi đã không kịp hỏi Minh đi đâu chỉ nghĩ là đến một ngôi chùa nào đó trong rừng nên cắm cổ đi. Chúng tôi lầm lũi đi trong sương mù, rồi mưa bắt đầu rơi mỗi lúc một nặng hạt. Khung cảnh trước mắt chúng tôi hiện ra mỗi lúc một đẹp. Cháu Minh cho tôi biết đây là Lan Thiên. Chỉ có thể là một nhà văn giỏi mới có thể tả hết được cảnh đẹp ở đây. Rất tiếc tôi là một người dở văn chương nên chỉ có thể “chép” lại bức tranh thần tiên này bằng ngôn ngữ sơ sài mong bạn đọc thông cảm. Thật vậy, đó là một “bình nguyên” đá bằng phẳng màu đen có, bảy màu có, có rất nhiều những tảng đá to nặng hàng tấn hình con cá sấu, chim, trâu, qui, rồng… tha hồ cho tâm mơ của bạn vẽ thú trong một rừng cây kiểng các loại, chả thế mà Ngài Cử Đa trước kia có để lại trong cuốn “giảng Tà Lơn” của mình là:

“LAN THIÊN một kiểng chép chơi.
Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng:
Hiu hiu gió thổi đùng đùng,
Phất phơ liễu yếu lạnh lùng tòng mai,
Mùa xuân tới kiểng lầu đài,
Tháng giêng mùng chín thi tài hùng anh,
Tứ vi mây phủ nhiễu đoanh,
Bồng lai một cảnh hữu danh tư bề”.

Vâng, những bước chân cao thấp của tôi dưới mưa, thình thịch trên cát trắng và đá màu khiến tôi ít có thời gian ngắm nhìn toàn cảnh bức tranh nhưng mỗi lần nhìn lên tôi thấy mình quá nhỏ nhoi, quá yếu đuối trước thiên nhiên lớn lao, núi rừng hùng vĩ. Đã có lúc tôi nghĩ đến đường xa mà hối hận cho quyết định của mình nhưng rồi tiến thoái lưỡng nan, đành phải chú tâm vào mỗi bước chân của mình với ý nghĩ cứ đi rồi sẽ đến. Lan Thiên cái tên gọi làm cho người ta thoáng nghĩ đến hoa lan hay phong lan của cõi tiên. Cây cảnh trên này rất nhiều đặc biệt là cây có hai loại lá gọi là bá tùng (lá của hai cây bách và tùng trên một cây), mai trắng, mai hồng năm cánh, cánh hoa mai rất dày, có lẽ mùa này lan rừng ít trổ bông nhưng tôi cũng hái được một bó bông địa lan màu hồng cánh sen định bụng tới nơi dâng cúng Thầy Mẹ.

Về điểm lạ, quí của cây kiểng bá tùng người ta có câu ví von:

“Người tu như thể bá tùng,
Ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn”

Tôi, các bạn hẳn chúng ta ai cũng muốn như cây bá tùng, từ cái nhị nguyên của hai loại là tùng, bách hợp nhất trở về nhất nguyên của một cây dũng mãnh trước phong ba bão táp có đúng không?

Minh hái cho tôi một bông hoa màu vàng từ một chùm dây bò như dây khoai lang, có đuôi phía dưới như đuôi hoa loa kèn, đầu nó giống như đầu dương vật thường được gọi là trái nước, bảo tôi bật nắp hoa ra uống nước trong đó và giải thích thêm cho tôi biết xưa kia Tổ Thầy đi rừng dùng loại nước từ hoa này để giải khát và tăng thêm sức lực, nó là kết tinh của sương và chỉ nên dùng những bông hoa chưa bị bật nắp, cây có tác dụng giải độc gan vì thế khi trở về chúng tôi đã hái một ít mang về nhà nấu nước dùng thử.

Chúng tôi dừng lại chùa Bình Thiên (nay đã bị tàn phá chỉ còn lại dấu tích cái mái) dâng những bông hoa lan hồng đẹp nhất thế gian lên Tổ Thầy và ước nguyện tinh tấn tiếp bước theo chân các Vị Tiền Bối.

Mưa vẫn rơi, cái túi đằng sau tôi thực sự làm phiền tôi, nó trở nên quá nặng và thít chặt vào hai vai làm tôi phát nghẹt thở nên đành gửi lại cho cháu Minh mang giúp. Minh phát hiện một con rùa trước mặt nói với tôi và lẩm bẩm nếu trước lúc đi mà thấy con rùa này thì sẽ ở lại, còn tôi thì cho rằng đoàn đang được một trong tứ linh đón đường chào mừng. Đi được một quãng lại thấy một con cá to tung tăng lội trong nước tôi cảm nhận mọi thứ sẽ suông sẻ. Ở Bình Thiên chúng tôi phải băng qua hai con suối trong đó tôi đã suýt bị một con suối nước lớn cuốn trôi may mà có ba người nam giới kéo lên. Chắc bạn cũng muốn biết lúc đó cảm giác của tôi như thế nào? Chả là tôi không biết bơi nên khi bước xuống nước lạnh sâu ngập tới bụng tôi có cảm giác như bị ngợp nhưng rồi ý chí mạnh mẽ khiến tôi hết sợ, ngay cả lúc bị trôi tôi vẫn bình tĩnh nghĩ rằng sẽ vượt qua được hiểm nguy: người đi hành hương bao giờ cũng có Trời Phật độ, tôi có quá Mớ (“hợm hĩnh”) không?

Chúng tôi lần lượt dừng lại kỉnh lễ nơi Cổng Bàng Ngự (hai cột đá có hình như cái trụ), dừng chân quan sát Ruộng Năm Dây (những hòn đá màu đen to ước nặng hàng tấn ở đây có hình như chiếc bánh xu, xếp thành năm hàng, khi Đức Thầy – Đức Huỳnh Giáo Chủ đi ngang đây đã đặt cho nó cái tên là đàn năm dây), băng theo đường mòn trong rừng và dừng chân ở Tứ Giao Điện (nơi ông Cả – Thân sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tu tập và NGỘ đạo) lúc 17g30. Tứ Giao Điện là một tảng đá tự nhiên rất lớn bằng phẳng được chống bởi các hòn đá tự nhiên khác tạo thành một cái động đá có 4 cửa ra vào. Tôi thật ngỡ ngàng vì cứ tưởng mình phải được tới một cái chùa nào đó có mái che và thú thật có phần hơi thất vọng vì công sức chuyến đi của mình. Chúng tôi làm lễ cúng các Vị Tổ Thầy và giăng chiếc bạt bằng ni lon trên một tảng đá lớn ngủ qua đêm. Hơn năm tiếng đồng hồ dầm mưa trèo đèo lội suối băng rừng hơn hai mươi cây số ai nấy đều ướt mèm nhưng thật may tôi còn được một bộ đồ mang theo còn khô và tấm mền hơi ẩm. Tôi cảm thấy thật sự khỏe mạnh tỉnh táo lạ thường ngoại trừ ống quyển bị sưng trầy do thụt hố vì trời mưa nhưng không có cảm giác bị đau đớn (?) Thái bị lạnh và sốt nên li bì suốt đêm sáng mới khỏe lại, còn anh Hai cũng thấm lạnh phải thoa kem mới chịu nổi, cháu Minh thường dẫn các đoàn lên đây nên không hề hấn gì, còn tôi không ngủ suốt đêm tha hồ nghe tiếng những con ve sầu rền rĩ và tiếng nước suối ầm ì quanh đây vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi nằm ngủ trong rừng sâu dưới trời mưa lạnh. Trong đoàn chỉ có Thảo nằm ngủ với bộ đồ ướt một cách ngon lành và có cảm giác là được ngủ trong nhà có mái che ấm cúng, nghe tiếng ông già và ai đó nói lao xao nhưng không rõ mặt. Sáng hôm sau chúng tôi lạy các Vị Tổ Thầy, dời gót khi trời còn nhập nhoạng. Dọc đường về chúng tôi ghé thăm hồ sen bằng đá (nói là hồ chứ thật ra là cả thiên bàn đá xanh đen hay xanh xám hình lá sen to như những chiếc bàn dài khoảng một thước, rộng 4 hay 5 tấc đặt trên ao – “sàn đá”), Minh còn chỉ cho chúng tôi những hạt sen bằng đá. Điều này khiến chúng tôi liên tưởng đến chín phẩm Sen Vàng biểu tượng cho Tây Phương Cực Lạc Quốc Độ và mơ màng nghĩ đến khi Đại Hội Long Hoa mở Mơ MINH MẪN cho tất cả chúng sinh ai là người có vinh hạnh được dự và chiêm ngưỡng nó? Làm thế nào để nó luôn ở trong TÂMmơ của mỗi chúng ta?

Tôi tiếp tục ngắt những bông hoa địa lan với tâm nguyện thay người mẹ đang ốm yếu vì bệnh tật, già nua, thay cửu huyền thất tổ nội ngoại dâng lên Thầy Mẹ cầu xin cho họ được khỏe mạnh, an lạc, gia đạo gặp mọi điều tốt lành. Cháu Minh đi nhanh quá, nhưng tôi cũng phải cố gắng để không thể rớt lại sau nó nhiều vì phải chú tâm vào việc tìm hoa trên đường đi. Lạ thay những bước chân tôi như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, tôi quên cả mệt mặc dù phải cúi xuống rất nhiều để hái hoa. Tôi đã có trong tay một bó hoa nào địa lan màu hồng cánh sen, nào lan rừng màu vàng trắng, nào những cành bá tùng, nào là… hoa gì ấy hay cỏ dại có hoa màu trắng mà tôi không biết tên gọi của nó để dâng Phật rồi. Đường về không mưa nhưng nước trong khe núi vẫn chảy đều, chúng tôi vẫn phải dầm chân trong nước lạnh, vấy cát, đá. Còn khoảng 10 km nữa là về đến chùa Nam Thiền nhưng may sao chúng tôi gặp chiếc xe ben chở đất và được người tài xế tốt bụng cho quá giang. Tôi thở phào nhẹ nhõm, xúc động thầm cảm ơn Thầy Mẹ, các Đấng Thiêng Liêng, các Sơn Thần đã nương cho đôi chân chúng con theo dấu các Vị Tổ Thầy, đi tới nơi về tới chốn an toàn.

Sân chùa hôm nay chật ních xe hơi vì là ngày cúng nên các phật tử tụ họp về đây. Tôi dâng bó bông đa sắc, thật đẹp ấy lên Ngôi Tam Bảo. Cái dư âm của Lan Thiên, Bình Thiên, Tứ Giao Điện gây ấn tượng quá mạnh trong tâm trí tôi. LAN là gì bạn nhỉ có phải là HOA ĐA SẮC? LONG HOA? Hoa MƠ ngày nào năm xưa rời núi Dài tôi chưa kịp hái dâng Mẹ? Hoa Tình Thương? Hoa của ngày mừng gặp Mẹ Cha? THIÊN có thể là là…Tiên Cảnh của Thế Giới Đại Đồng? Của Tây Phương Cực Lạc Quốc Độ? là là…MUÔN HOA ĐUA NỞ KHOE SẮC MÀU? Là ngày mùng (vô minh) mở mingh mẫn sáng suốt đến? Là gì nữa... tự bạn Mơ tiếp đi.

Các thành viên trong đoàn có lẽ cảm mơ không giống tôi. Cô Diệu, lão Bà Bà chúng tôi hay gọi đùa như thế vì là người lớn tuổi nhất đoàn, năm nay đã 73 tuổi, ngồi thiền trên phiến đá chùa Nam Thiền thì thấy như được ai nâng mình lên cho ngồi trên tọa cụ và dịch đi khoảng 10 cm. Cô nói: “Tôi không hôn trầm, không bị mê, rất tỉnh táo là khác và khi được cảm giác đó tôi đã xúc động đến trào nước mắt”. Chị Bình mô tả cảm giác của mình khi thiền trước mắt xuất hiện một người không hiểu là Bậc Tiền Bối hay vị trụ trì chùa quá cố trong ánh sáng màu vàng, tím rồi hồng. Thúy là một người ít tin khi đi hành hương với tôi chỉ với một nguyện vọng nhờ tôi chữa bệnh giúp cũng phấn khởi thông báo rằng mặc dù ở đây mưa nhưng cái sẹo lồi trước ngực không bị nhức như trước đây.

Khoảng một giờ chiều ngày 29 sau khi cúng dường chùa chúng tôi rời Tà Lơn lên đường trở về Pnôm Pênh dự định cho chuyến đi Đền Vua sáng ngày mai, với đầu óc minh mẫn tỉnh táo, tinh thần phấn chấn, thân xác khỏe mạnh nhẹ nhàng hơn, gởi lại cho núi cảm giác lúc đau, lúc sượng nơi đầu gối trái, ngón chân cái lúc nào không hay. Giấc mơ thăm Đền Vua của chúng tôi đã không thành vì đêm qua cũng như hai tối trước chúng tôi ngủ không đóng cửa chỉ khóa cổng nên bị ai đó cuỗm mất chiếc túi xách trong đó có 2 cái hộ chiếu của tôi và chị Bích nên cả đoàn quyết định về Sài Gòn sớm hơn dự kiến bằng chuyến xe của Mai Linh.

Tạm biệt nước bạn, chúng tôi cảm ơn đất nước của 13 triệu dân với 2000 năm lịch sử, cảm ơn Na, Huệ, bé Xí Mía con gái Na, Thủy, cháu Minh những người bạn đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình hết lòng dẫn dắt chúng tôi đến những nơi địa linh giúp chúng tôi có thêm hiểu biết về con người, văn hóa, tâm linh của một dân tộc. Rồi đây sau chuyến đi này chúng tôi sẽ phát huy đem những kết quả gặt hái được từ chuyến đi áp dụng vào cuộc sống, sự tu tập của mình hầu mong đạt nhiều tiến bộ, minh mẫn sáng suốt hơn nữa trong cách cảm nhận sự mơ (việc). Xin trích dẫn lời chỉ dạy của Ngài Cử Đa cho người non mơ Mơ đời Mơ hiểu được giá trị của giấc Mơ MÃO (cuộc sống hiện tại là HUYỄN HOẶC nhưng rất QUÝ GIÁ vì nó là MƯỢN MƠ Đối – Thiền đốn NGỘmơ):

“Ở ăn độ lượng thường thường đừng sai.
Nếu mà lòng dạ một hai,
Mấy đời cho đến Bồng Lai đặng nào.
Ngụ cư Sơn Lãnh một ngày,
Xuất ngôn vô độ đọa đày chẳng không.
Tuy là non núi mênh mông,
Xét soi chẳng sót mảy lông chỗ nào,
Mặc ai lòng dạ cách kiêu,
Thiên Môn Địa Ngục lẽ nào liệu toan.”

Mơ màu nhiệm Phật Độ chính là ta tự độ ta, Mơ mingh mẫn MƠ là gắn kết Cảm Mơ không hình tướng Mơ, dung huyễn mơ để ngộ phật mơ. Muốn Mơ Mingh mẫn NGUYÊN NGỘ Mơ người tu phải giải nghiệp cho TÂM THANH TỊNH bằng cách phát Tâm tu giải thoát luân hồi sinh tử, Mơ TÁNH KHÔNG cho hình tướng tan biến trong biển mơ bất tận của Vũ Trụ còn lại TÁNH KHÔNG (có) Mơ. Ai đó còn còn mê man trong biển lửa của sinh tử nên tự cứu mình bằng cách niệm phật liên tục, Ngộ MƠ rằng tu sửa Thân TÂMmơ cho đẹp đời tốt đạo. Dù lên non hay xuống biển Mẹ Âu Cơ hay Cha Lạc Long Quân vẫn tạo mọi cơ hội cho chúng ta thực tập dung Mơ THIỀN ĐỐN Ngộmơ. Với hôm nay Non cao là Biển cho Tâm MƠ của chúng ta. Hãy đến với núi rừng trùng điệp để Âm MƠ vang mãi khiến trái tim chúng ta luôn cháy bỏng khát vọng yêu thương. Hãy nở HOA TÌNH THƯƠNG – LONGHOAHỘI Mơ nhân loại ĐẠI ĐỒNG trong một ngày không xa. Muốn khai mở TRÍmơ hãy cảm nhận tình thương của MẸ HIỀN từ những dòng suối cuồn cuộn đến những vách đá cheo leo, từ làn sương mù mang đầy hơi nước cho đến những tia nắng ban mai chen qua kẽ lá cùng tiếng chim hót, ve ngân. CHA LÀNH – ĐẤNG TỐI THƯỢNG vẫn luôn dõi theo từng bước đi của đàn con thơ chờ mong ngày gặp mặt khi Long Hoa mở Hội.



Lan Thiên Muốn MUỐN Mơ HOA?
(Hoa Nepenthes - cây trái nước ở Lan Thiên)

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 5 năm 2009
Nhằm mùng 11 tháng Tỵ năm Đinh Sửu