Sunday, October 5, 2008

# Di Lặc Huấn Thư

GỬI CÁC BẠN ĐỌC THÂN MẾN!

“No mơ Pháp No” ai cũng muốn, nhưng làm thế nào Đắc Pháp là chuyện “tưởng Mơ Đúng Mẫu Pháp” (Pháp Mơ Chân Chính – Chân Lý Tối Thượng). Một người bạn “Lung mơ” (ngồi Thiền mơ) đã tiếp nhận được Pháp Mơ Chân Lý Tối Thượng muốn minh Mẫn đăng bài này lên mạng phổ biến Tinh Hoa Phật Pháp đến cho các bạn “Mơ” cùng “đam Mơ”, “thấm Mơ” (say Mơ và thấm Pháp) để dần rồi đắc Pháp.

Sau đây Minh Mẫn xin chuyển đăng toàn bộ năm bức Huấn Thư của Đức Phật Di Lặc – Giáo Chủ Long Hoa K ỷ Nguyên Thánh Đức để hầu cùng các bạn “NO MƠ PHÁP NO”.

BỨC HUẤN THƯ THỨ NHẤT

HUẤN THƯ GỬI CHO GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Hỡi các tăng ni yêu quí!

Từ khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật về ngự ở cõi Niết Bàn, sau khi đã hoàn tất công việc giáo hóa cho giống Danh chánh Thứ Tư, thời công việc giáo hóa cho giống Danh chánh Thứ Năm tiếp tục được giao lại cho Ta.

Nay Hạ Ngươn Mạt pháp thời kỳ của Ta phải xuống thế theo hạnh nguyện, tuân theo lịnh của Đức Phật Tổ Không Vương Như Lai. Ta đầu thai xuống thế làm người trong một gia đình nông dân Việt Nam. Sau khi đầu thai Ta quên hết tiền kiếp, Ta âm thầm tu luyện tại gia. Đến năm 24 tuổi vào nửa đêm của một hôm khi Ta quán tưởng tới công án (sanh từ đâu đến, chết đi về đâu) thời Ta thoát nhiên Đại Ngộ lẽ sanh tử đã trói buộc ta từ vô lượng kiếp đến nay, sau khi chứng đạo luồng điển phát ra bài Kệ như sau:

Quán tưởng sanh tử cho đến cùng.
Giật mình thức giấc hóa ra khùng:
Lâu nay sinh tử không một mạng,
Sinh đã không đến chết đi đâu?

Sự sung sướng tột đỉnh của nguồn vui Giải Thoát đã đến làm cho Ta mừng rỡ đến nỗi phát khóc, nước mắt trào chảy ướt cả vạt áo lúc nào ta không hay. Đến khi bừng tỉnh thì đau buồn vì thấy hằng hà sa số chúng sinh đang trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi không kể xiết.

Sau khi Đắc Đạo ta tự xét nếu ở đạo thân mà chuyển pháp thời chúng sanh sẽ thắc mắc cho rằng phải độc thân mới tu đặng đắc pháp hay sao, nên Ta mới quyết định lăn mình xuống thế nhiễm trược trở lại, lấy vợ sanh con, sống như người trần tục theo tiền nghiệp vận chuyển để chứng minh cho nhân loại thấy được chỗ (Tự Tánh Vô Nhiễm).

Người đã Đắc Đạo Vô Thượng, dù có nhiễm trược đi nữa Tánh cũng chẳng Dơ, mà không chịu nhiễm trược lại thời Tánh cũng chẳng Sạch. Đó là chỗ Vô Thừa, Siêu Trược, Siêu Thanh mà chỉ khi nào Đắc Đạo Vô Thượng mới Tự Biết.

Thế nên lần này Ta không mặc áo đạo mà lại xuống như người trần tục, mặc áo trần gian đặng chuyển pháp để phá mê phá chấp cho mọi người.

Lâu nay các con tu áo, tu hình thức, tu bề ngoài nhiều rồi, tu tâm chưa được mấy đứa, nên nhân dịp này Ta phải dùng chỗ diệu dụng của Phật pháp để biến hóa thay màu đổi sắc.

Thời Ngũ Trược của Thích Ca đã khó chuyển pháp rồi huống chi thời đại Mạt Pháp rối ren điêu tàn đổ nát này lại càng khó chuyển pháp hơn nữa.

Một cây làm chẳng nên non, một cánh én chẳng làm nên mùa xuân đó là điều hiển nhiên của lý duyên. Ta tự biết một mình Ta không làm nên kết quả, nên Ta tha thiết kêu gọi các con chân tu đóng góp với Ta một tay, phổ biến giáo lý mới này của Ta đến các bạn đồng đạo của con để giúp cho họ mở trí hiểu thêm về luật Tiến Hóa của Càn Khôn Vũ Trụ, về lực lượng Càn Khôn nhất thống giáo ở cõi Vô Vi, để nó sớm thức tỉnh mà phụng sự cho Kỷ Nguyên Thánh Đức sắp mở màn trong những năm sắp tới đây.

Lâu nay các con chưa hiểu các tôn giáo đạo phái ở thế gian đều từ một Cội Nguồn Phật Tổ Không Vương) mà ra cả, nên chia năm xẻ bảy đố kỵ tỵ hiềm; Xung đột nhau về mặt giáo lý chứ không biết rằng giáo lý mỗi tôn giáo đều do sự quyền biến của Chư Phật, Bồ Tát mở dạy; Mỗi một nơi khác nhau cho phù hợp với trình độ tiến hóa của chúng sinh ở nơi đó; Để rồi có sự kích bác nhau giữa các tôn giáo làm cho Ta và Đức Bổn Sư đau buồn vô cùng.

Không phải Ta và Đức Bổn Sư giảng dạy các giáo lý mâu thuẫn nhưng vì tâm lý và trình độ của đông và tây phương khác nhau, chênh lệch nhau nên giáo lý phải được mở dạy cho phù hợp với tâm lý và trình độ ở hai phương đông và tây.

Phật giáo thời chấp chẳng có linh hồn, chỉ có thần thức chơn thần ở trong trạng thái luân hồi sinh tử trong ba cõi sáu đường. Còn bên Thiên Chúa giáo thời chấp chẳng có luân hồi sanh tử, chỉ có linh hồn hoặc lên hoặc xuống hỏa ngục mà thôi.

Sự mâu thuẫn này không phải giáo lý giữa hai bên mà do sự nghiên cứu tu học của môn đồ hai bên chưa đến nơi đến chốn còn nặng nề ngã chấp, cứ bảo thủ cái Phàm trí của cái ta cho mình là đúng, cho người là sai cho nên mới xảy ra sự kiện nói trên.

Bây giờ ta thử hỏi các con? nếu chẳng có linh hồn thì cái gì bị đọa ở địa ngục? cái gì qua cõi trung giới hoặc cõi thượng giới? Có phải đó là Thần thức chăng?

Như vậy té ra thần thức hay Chơn Thần còn gọi là Chủ Nhơn Ông, chính là tên gọi khác của Linh Hồn, tức Tiểu Hồn con đó thôi.

Còn chấp chẳng có luân hồi, luân là đi, hồi là về, thời cái gì tách khỏi Cha ra đi, cái gì xuống hỏa ngục luyện tôi? Cái gì lên Thiên Đàng hưởng phước? Cái gì trở về Hiệp Nhất với Cha tức Chân Lý Tối Thượng?

Đi học đạo Tiến Hóa trong nhiều kiếp để trở về Hiệp Nhất với Thượng Đế nếu không gọi là luân hồi thời gọi là gì?

Giờ đây mâu thuẫn giữa hai bên đã được hòa giải, mong rằng các con sớm thức tỉnh tu học với tất cả các giáo lý của mọi tôn giáo đặng bổ túc, làm giàu thêm cho giáo lý của mình.

DI LẶC VƯƠNG PHẬT
Nay là Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế

BỨC HUẤN THƯ THỨ II

HUẤN THƯ GỬI CHO HỘI THÔNG THIÊN HỌC CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Hỡi các con Hội Thông Thiên Học yêu quí!

Trước đây mấy mươi năm Cha có cho phép các Vị La Hán trong Hội Thông Thiên học tiết lộ cho Trần gian biết rằng: trong những năm gần đây Bồ Tát Di Lặc sẽ tự đầu thai xuống thế làm người giữa lúc hoàn cầu rối loạn để chiêu an nhân loại.

Nay đã thành sự thật, Cha đã đầu thai xuống thế. Cha xuống thế giữa lúc hoàn cầu rối loạn ngửa nghiêng, Cha xuống thế trong khi trần gian đang chuẩn bị xảy ra một đại nạn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Cha xuống thế trong hoàn cảnh khó khăn bi đát của thời kỳ mạt pháp. Cha xuống thế trong tình thương điêu tàn của đạo lý thiên cơ đổ nát. Cha xuống thế để kêu gọi các con ngu đần ngỗ nghịch cứng đầu…sớm thức tỉnh quay về với cội nguồn Đạo Đức Thiện Lành Minh Triết.

Cha đây con! Vị Cha Già đã chăm sóc trần gian từ khi cho Đức Chúa Con xuống thế chịu tội đến nay đích thân Ngài cũng phải xuống nốt để chăn dắt bầy chiên ngu khờ dại dột của Ngài. Cha xuống thế để đem lại nguồn an lạc cho nhân loại trong thanh bình muôn thưở, đem lại đạo đức thiện lành cho thế gian bằng cách san sẻ nguồn Minh Triết vô cùng tận của Cha lại cho các con, đặng các con biết đường hiểu lối mà bắt tay huynh đệ đoàn kết anh em, để xây dựng Kỷ Nguyên Thánh Đức, Xã Hội Đại Đồng trong tình thương thắm thiết giữa người và người, giữa người và muôn thú, cây cỏ.

Trần gian đã đau khổ nhiều rồi, bản thể Đại Thiên Địa của Cha đã bị giày xéo, cày nát, cấu xé nhau, từ khi dựng Trời mở Đất cho đến lúc có con người kéo dài đến hôm nay.

Các con đã dội bom xối xả trên bản thể già yếu của cha, các con đã tàn sát anh em đồng loại không chút thương tiếc trong hận thù, các con đã chém giết các tế bào Tiểu Hồn Cha trong các cuộc đại chiến vì miếng ăn kinh tế tồi tàn. Giờ đây lại sắp sửa mở một cuộc đại tàn sát, một cuộc chém giết vĩ đại đã được chuẩn bị sẵn sàng bằng các phương tiện chiến tranh hiện đại, vũ khí nguyên tử, vũ khí hạt nhân.

Hãy chém giết nữa đi con, hãy tàn sát nhau cho đã thèm đi con! Vì cứng đầu cãi lại lời Cha nên phải trả cho tròn công nghiệp đại tàn sát ghê gớm này. Để rồi sau cuộc đại chiến chém giết này các con mới khiếp sợ, các con mới ghê tởm, thật sự sám hối ăn năn đền tội. Để rồi các con mới biết giật mình trước hậu quả khủng khiếp do các con gây ra….bằng sớm hồi tâm thức tỉnh bắt tay sống chung huynh đệ thương yêu nhau, đùm bọc nhau, chung lo xây dựng kỷ nguyên Thánh Đức, xã hội Đại Đồng đang được rao giảng, hô hào tại khắp mọi nẻo đường ở trần gian này.

Các hội viên Thông Thiên học ơi! Các con là những đứa phần hồn tiến hóa cao về đạo đức và trí tuệ, là những đứa có tâm hồn yêu thương chan chứa đối với nhân loại, các con là những đứa sẵn sàng xả thân phụng sự Thiên Cơ.

Khi Cha ban lệnh các con là những đứa chuẩn bị hy sinh hạnh phúc cá nhân cho hạnh phúc đại đồng của toàn thể loài người.

Hỡi các con yêu quí của Cha! Hãy phát triển hùng tâm, nung sôi dũng khí đem hết tâm hồn và nghị lực rao giảng giao lý này cho mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên toàn cầu.

Các con yếu dấu! Đây là cơ hội để cho các con phát triển Chơn Ngã, là dịp may để cho các con học Bi – Tri – Dũng và cũng là thử thách lớn lao để giúp các con thi tuyển đặng đạt quả vị La Hán Chơn Tiên bằng cách thực thi công quả phụng sự Thiên Cơ.

Cha muốn các con thi đậu nhiều lắm, song ngặt vì Bi – Trí – Dũng các con còn thiếu chưa đủ điểm để được chấm đậu. Ông thầy nào mà không muốn học trò mình đậu đâu các con.

Bảng Phong Thánh Kỳ Ba đang chờ đón ghi tên các con đó! Ráng thêm lên con, hãy gắng sức vươn lên cho thỏa lòng mong muốn của thầy nghe các con.

Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế


CON HỠI! GIỜ NÀY CON Ở ĐÂU?


Con hỡi giờ này con ở đâu?
Lang thang đói rách dưới hầm cầu?
Hay là chễm chệ trên Ngôi Báu?
Để mặc muôn dân chịu thân sầu?
Con hỡi giờ này con ở đâu?
Sa trường bom đạn nổ trên đầu!
Hay là nệm gấm chung chăn gối?
Bỏ mặc trần gian luống dải sầu!

Con hỡi con hời con biết chăng?
Hồn cha nức nở thấu cung Hằng,
Lệ rơi lã chã đêm trăng ám,
Nhìn xuống trần gian dạ thảm căn.
Con hỡi con hời con nhớ chăng?
Ngày xưa con hứa với Cha rằng:
Quê xưa Chốn cũ chia tay ấy,
Là xuống trần gian học đạo Hằng.
Đạo hằng con đã thuộc chăng Á!
Lìa mê bỏ muội gắng tìm Cha.
Nhớ về tắm lại nơi Đại Thể.
Nguồn Suối yêu Thương của Mọi Nhà.
Quên rồi, con trẻ, Mẹ cùng Cha.
Mê đắm Trần gian nhiễm Ta bà,
Quên Căn, quên Cội, quên Nguồn Cũ,
Quên cả Nguyên Lai BổnTánh mà.
Vì thương nhớ trẻ dại khờ,
Xót xa, xa đứng vẫn trông chờ,
Cả muôn ngàn kiếp mà chưa thấy.
Trở lại Quê Xưa một Con thơ.
Con hỡi con hời chớ thờ ơ!
Con có nghe chăng tiếng u ờ?
Hò lơ tiếng Mẹ ru nhè nhẹ.
Réo tận không gian mọi bến bờ.
Hồn Cha chấn động khắp thế gian,
Truyền hết Trần gian cả mọi Đàng:
Địa Ngục, Trần Gian cùng Thượng Giới.
Sóng Trần, Minh Triết tận Thiên Đàng.
Dù phải thân này có nát tan,
Lòng Cha vẫn giữ chất như vàng,
Quý cả Kim Hoàng không thể tạp.
Độ con thoát khỏi cảnh Trần hoàn.
Con hỡi lòng con quá hững hờ!
Lòng con giá lạnh cứng đơ đơ,
Lòng con chẳng chút thương Cha Mẹ.
Để mãi Hồn Cha thẫm lệ mờ.
Lệ nhòa máu rướm nhuộm thành thơ.
Thân thể ngày đêm dáng Bạc Phờ.
Hồn Thư sôi bỏng lên vần vận.
Cuồn cuộn Trần gian chẳng khắp bờ.
Con hỡi con hời con trẻ ơi!
Mẹ Cha gọi kêu hết hơi rồi.
Trở về Chốn Cũ Quê Xưa ấy,
Hiệp Tánh cùng Cha Một Tánh thôi.
Tánh này vốn Tánh Phật Trời Ban.
Ban tận khi xưa tại Niết Bàn.
Ban mà vốnThật Vô Ban ấy.
Vì nhiễm Trần gian phải lộn đàng.
Bởi thương con trẻ tại Trần gian.
Cha phải lăn mình xuống Thế gian,
Đầu thai xuống thế khai Cơ đạo.
Mở Hội Long Hoa cứu thoát Màng.
Cha cố dùng thơ giảng Đạo Trời.
Chỉ đường con trẻ gắng tu bơi.
Tu cho hồn vía luôn tươi thắm.
Cập Bến Tầm Na thoát bể đời.
Ngôn ngữ Trần gian hết hạn rồi.
Làm sao nói được hết nên lời,
Vô ngôn dừng lại trong Vô thuyết.
Ngộ được Chơn Tâm có Tánh Trời.

Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế.


BỨC HUẤN THƯ THỨ III.

GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
( ĐẠO ĐỨC HÓA VÀ TRÍ TUỆ HÓA)


Gia đình là nền tảng quốc gia, là tế bào của xã hội. Thân thể của xã hội có lành mạnh hay không chính là nhờ những tế bào gia đình mà có, con người tu và gia đình cũng vậy. Song song với việc xuất gia phải phát triển tu tại gia tùy theo căn nguyên của từng người, phải đời đạo song tu, để vừa lo tròn Nhân đạo lẫn Thiên đạo cùng một lúc. Người tu phải chọn cách nào đừng gây đau khổ cho gia đình. Nếu gia đình đồng ý cho xuất gia thì càng tốt. Nếu xét thấy bỏ ra đi xuất gia mà đem lại buồn khổ cho người thân (có thể đem lại sự nhớ thương, sanh bịnh rồi chết) thì người tu nên ở nhà tu để tránh nghiệp cho người thân.

Tu là sửa tâm tánh càng ngày càng đi đến thiện lành, còn tôn giáo đạo phái chỉ là hình thức hữu vi, phương tiện bên ngoài giúp cho người tu có điều kiện để tiến hóa mà thôi. Chính xác thân tứ đại đã là ngôi chùa, linh hồn tạm trú trong một kiếp đặng tu. Thế nên ta tu tại gia cũng ở trong nghiệp chướng này mà có xuất gia đi nữa linh hồn cũng không ra khỏi xác thân nghiệp chướng ô uế này đâu.

Phải lấy xác thân làm tu viện, làm chùa.
Lấy tâm thức làm đạo sự.
Lấy ngoại vật làm kinh sách.
Lấy tình thương làm bè bạn.
Lấy giới luật làm thực phẩm.
Lấy nhẫn nhục làm quần cú.
Lấy tinh tấn làm giải trí.

Nghiên cứu tu học cho đến khi nào giác ngộ hoàn toàn, phải biến gia đình thành chùa, người thân thành tăng ni, họ hàng bà con thành bổn đạo. Thiên Đàng tại thế, Niết Bàn cũng ở Ta bà này chứ không đâu xa. Đắc thì ở đâu cũng là Niết Bàn, còn chưa đắc thì ở đâu cũng là Địa Ngục.

Thế nên muốn đạo đức hóa xã hội, tức là phụng sự cho Thiên Cơ rồi. Tự giác được Ta rồi mới Giác theo gia đình, cho xã hội quốc gia, cho thế giới, cho chúng sinh vạn vật… Ta chưa giác ngộ được mình thì làm sao giác ngộ cho mọi người. các Vị Giáo chủ nổi tiếng về trí tuệ về đạo đức đều phải tự giác mình trước rồi mới độ cho người.

Mình còn tham lam, còn si mê, còn hỉ – nộ – ái – ố – dục… theo kiểu phàm phu, còn lo vơ vét của cải hữu vi, còn ham danh vọng. Ỷ lại làm Chủ Phẩm Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Tăng thống, Hòa thượng, Thượng tọa, khoe khoang kiêu ngạo, tự tôn tự xưng ta là đạo cao đức cả, đại diện cho Chúa, thay mặt cho Phật, ăn trên ngồi trước. Lại còn vẽ thêm giáo lý, chứa thêm giáo điều thuyết pháp nẩy lửa.

Tự thiêu trong ngu muội để kích động quần chúng, đấu tranh biểu tình theo kiểu tà đạo đưa đến chết chóc bệnh tật khổ đau cho chúng sinh, tức là đã bị Ma Vương Nghiệp Chướng hết.

Thử hỏi các vị ấy rằng trong kinh sách của Phật, Chúa có dạy kích động quần chúng đấu tranh, biểu tình để lật đổ chế độ này chế độ nọ hay không? Nếu có thì đoạn nào? Trang nào? Kinh nào? Dẫn chứng ra đi! Còn nếu không có thời tại sao dám làm trái với những điều Phật, Chúa đã dạy để rồi vô tình làm con cờ cho bọn Ma Vương, làm Con Chốt cho Lũ Đại Quỉ sử dụng, đặng phục vụ cho âm mưu đen tối thống trị hoàn cầu của chúng.

Phật là Tự Tánh, Chúa là Tự Thế, tuy danh từ chia hai nhưng bản chất vẫn là một. Phật dạy: “lấy âm thanh sắc tướng mà tìm cầu Ta là xa lìa Như Lai rồi”, thế tại sao không hướng dẫn chúng sanh quay về nội tâm để quán cho thấy Tánh, mà lại thúc giục đòi hỏi những quyền lợi hữu vi giả tạm bên ngoài, để rồi bị đàn áp, bị khủng bố, bị quỉ Sa tăng nó đặt bom nổ chết, bị thương. Giờ đây các người đã sáng mắt ra chưa? Hãy thức tỉnh lên đi, thức tỉnh mau lẹ, qui hiệp, hiểu sâu rộng giáo lý thống nhất này của Cha (tức Thượng Đế Tối Thượng) giúp cho chi mình hiểu được do một nguồn mà đến, từ một gốc mà ra, để rồi xóa bỏ phân biệt, chia rẽ, đố kỵ, tỵ hiềm…bắt tay huynh đệ thương yêu đoàn kết chung lưng đấu cật lo xây dựng Kỷ Nguyên Thánh Đức, Xã Hội Đại Đồng sắp đến đặng kịp về dự Hội Long Hoa.

HỠI CÁC TU SĨ CHƠN TU!

Trường thi là Thế Gian này, phòng thi là cõi Ta Bà này. Đề thi là Chơn Lý Tối Thượng. Chánh chủ khảo là Cha (Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Vương Phật – nay là Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế). Ban Giáo Sư chấm thi là Tam Giáo Tòa (Thông Thiên Giáo Chủ – Ngươn Thì Thiên Tôn – Thái Thượng Đạo Tổ), rớt hay đậu là nhờ vào chính các con.

Muốn khỏi rớt thì phải siêng năng tinh tấn, công phu, công quả, công trình để phát triển Bi – Trí – Dũng, phấn đấu lướt qua cản trở của Phàm Ngã. Để phụng sự cho cơ Qui hiệp về đạo, Qui nhất về đời. Tuyên truyền cổ động phổ biến mau lẹ hoằng tâm hoằng bản, giúp cho chúng sanh có điều kiện Hoằng dương Chánh pháp, cứu nạn, cứu khổ cho đại nạn sắp tới đây. Đây là cách học bài và làm bài đó các con.

Hỡi các Linh Hồn tiến hóa cao!
Hỡi các Vị Bồ Tát tiến hóa cao! Đã nguyện cùng Ta xuống thế vào đời Hạ Ngươn mạt pháp này hiện đang ở rải rác khắp nơi trên thế giới, ẩn lớp áo đạo cũng như đời, tục lẫn tăng, đồng y, Giám mục, linh mục, thượng tọa, hòa thượng, đại đức…, luật sư, học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân!

Hảy Thức tỉnh lên quay về Cội Nguồn!
Hỡi các Linh Căn! Hãy kề vai gánh vác, sát cánh phổ biến tập kinh này sâu rộng khắp nơi trên thế giới hòng ngăn ngừa bớt chiến tranh cho nhơn loại, cho chúng sanh vạn loại được nhờ.

Bởi Cơ Đạo nghiêng ngửa nên cõi đời mới loạn động, thế nên muốn đời bớt loạn động thời phải đưa đạo vào đời. “Phật pháp bất ly Thế Gian giác”. Đây không phải là thời kỳ các con tiến hóa cao ngồi yên một chỗ để chờ người ta thỉnh cầu kinh sách thì mới đưa ra. Như thế thời biết bao giờ kỷ nguyên Thánh Đức mới thành tựu được.

Việt Nam là Thánh địa, là Quốc độ được chọn để làm gương cho thế giới noi theo. Đợt bán kết Long Hoa đã qua, để mở màn cho kỳ chung kết Long Hoa sắp tới đến.

Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế


BỨC HUẤN THƯ THỨ IV

THẾ NÀO LÀ NÓI THẬT?

Nói thật là “Nói láo” trong Minh Triết Vô Lượng để đem lại an lạc, nhẹ nhàng, sáng suốt cho tha nhân, giúp cho mọi người tiến hóa theo kịp đà Tiến Hóa của Càn Khôn Vũ Trụ.

Có lẽ các con ngạc nhiên khi nghe Cha kết luận một câu như thế trước khi nhập đề cho bài giảng này.

Thật vậy con! Nói láo đúng lúc là nói thật, nói thật không đúng chỗ là nói láo. Nói thật là lời nói thiện lành cao cả, mọi lời nói ra đều đem lại lợi ích, lợi tha, xóa bỏ hận thù, tỵ hiềm, chia rẽ, đem lại hòa ái thương yêu, giúp đỡ nhau tiến hóa đến chỗ an lạc.

Lâu nay các con mê chấp tưởng rằng nói thật là thấy sao nói vậy, nói y theo sự diễn biến các pháp xung quanh ta. Nhưng Cha thử hỏi các pháp diễn ra xung quanh các con có thật hay không có thật hay là chúng hư huyễn giả tạm?

Lời Thích Ca có dạy trong Kinh Kim Cang:

“Nhất Thiết Hữu Vi pháp,
Như mây huyễn ảo ảnh,
Như Lộ Diệt Như điển.
…Tác Hư Thị quán”.

Tất cả các pháp hữu vi đều như giấc mộng ảo như ảo ảnh, như sấm, sét, chớp mà thôi chứ không thực có. Như vậy mới y theo các pháp diễn biến quanh con tức là con cũng “Nói láo” rồi.

Các pháp không thật thời làm sao lời nói của con thật được phải không con? Vì lời nói của con nhằm diễn tả lại các pháp xung quanh con mà pháp xung quanh con đều hư huyễn nên lời nói mà con cứ ngỡ là thật té ra cũng “Láo” mà thôi.

Cho nên giờ đây Cha phá mê chấp cho con được hiểu rõ thế nào là nói “Thật”, biết nói thật hơn chứ không phải bo bo giữ theo những giới cấm “không vọng ngữ” theo kiểu phàm trí mà trật lố.

Thật ra không phải là kinh sách dạy sai mà do các con hiểu sai. Phật cấm không vọng ngữ theo kiểu phàm trí, không vọng ngữ nghĩa là đừng nói những lời hư vọng không chơn chánh chứ không cấm nói láo.

Lâu nay các con mê chấp tự cột vào giới luật chứ các con đâu có hiểu rằng giới luật để ràng chứ không buộc cứng người tu vào đó, giới luật là duyên công năng hỗ trợ cho các con mà thôi, còn yếu tố quyết định là nhân là công năng tạo tác, tức nghiên cứu tu học, để thấu triệt đạo, để phá mê chấp cho chúng sanh bỏ trí phàm, phá các điều si mê ám chướng, là lớp mây mù tà kiến bao trùm tâm trí sáng chói trong Tiểu Hồn Con.

Rốt rồi biết cách nói láo cũng là nói thật và không biết nói thật cũng là nói láo. Thế nên người tu phải tham cứu để học nói láo, biết cách nói láo hơn đặng phụng sự cho cơ Tiến Hóa của Càn Khôn Vũ Trụ.

Nhớ đừng “Nói thật” trong ngu muội làm trì trệ sự tiến hóa của tha nhân mà mắc tội với Thượng Đế nghe con. Các con đừng tưởng các vị Giáo chủ và Cha thật thà, chất phác, hiền lành theo kiểu phàm trí. Các Vị đều “nói láo” đó con. “Thị chư pháp không tướng” tức là các điều pháp không thật có thế sao Phật lại bảo luân hồi sanh tử, niết bàn, chúng sanh, chư phật? Té ra cũng “Nói Láo”.

Cha dạy Chân lý vốn không, thế mà Cha giảng nào là Tự Nhiên pháp,Vô Sở pháp, Bất Tử Duy pháp…té ra cha cũng “nói Láo” đó thôi. Nhưng các con phải khá nhơ rằng “Láo” cũng là “Láo” trong minh triết Vô Lượng nghe con.

Kinh sách do Cha và các Vị Giáo chủ giảng ra chỉ là hữu vi, giả tạm, là hư ảo phỉnh gạt, là lừa dối, đó là những phương tiện tạm thời. Có một cách này thôi, đó là con phải luôn luôn tự xét lấy mình, xét trong từng ý nghĩ, xét trong từng lời nói, hành động, kiểm soát mình luôn luôn, kiểm soát từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây xem có tiến hóa hay không. Có bố thí sự sáng suốt an lạc cho chính mình hay không. Đây mới là phương tiện Thật Sự, phương tiện Đời Đời, phương tiện Vô Vi Siêu Thoát đó con. Hãy ráng giữ nghe con.

Hỡi các con yêu quí!

Đừng đi tìm Chân Lý nữa! Hãy dừng lại, hãy buông dứt hết thảy mọi pháp, bỏ luôn cả pháp “đi tìm”. Chân Lý sẽ thể hiện, Tánh sẽ biện bày. Chân Lý vốn Không. Đi tìm là mắc kẹt vào cái có, đi tìm là đã xa lìa Chân Lý rồi. Vì ngay bản thân cái tìm đã là chân lý Tối Thượng tức Thượng đế. Chữ “Không” Cha cũng giảng ở đây tượng trưng cho Vô ngã Vô Vi chớ chẳng “Không” đối với “Có” – hữu vi theo lối của Phàm Trần.

Cha nhắc lại cho các con rõ Chân lý giảng trong kinh sách chỉ là cái bánh vẽ trên giấy, thấy mà ăn không được. Cái bánh thật tức là Chân Lý thật sự nó có sẵn trong Tiểu Hồn Con rồi, phải ráng tìm cho ra cái bánh này để ăn mới mong về cõi Siêu Thoát được nghe con!

Chỉ khi nào Huệ nhãn con mở được rồi, hiểu được căn duyên tiền nghiệp vận chuyển của mọi chúng sanh thời con mới được “nói Thật” dù phải gây đau khổ cho mọi người. Sự “Nói Thật” này không phải xuất phát từ sự căm thù mà do sự rung động của trái tim yêu thương muốn chỉ rõ tiền nghiệp mà họ phải trả, để họ hết sợ nghiệp lực làm dữ gặp dữ, giúp họ ăn năn sám hối, thức tỉnh.

Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế


THÔI RỒI CON!


Thôi rồi con! Thôi rồi con!
Rồi đây thế giới sẽ tiêu mòn:
Nhân loài thảm sát vì đại nghiệp.
Nhìn thấy trần gian dạ héo hon.
Thôi rồi con! Thôi rồi con!
Hoàn cầu biến động, nước non mòn,
Năm châu tan tác trong thù hận,
Các nước văn minh bị khảo đòn.
Cha đã hết lời khuyên nhủ răn,
Mà sao con trẻ vẫn hung hăng:
Vẫn thèm uống máu, ăn xương thịt.
Vẫn thích Trần gian, bỏ đạo Hằng.
Nghiệp sát dâng lên ngút tận Trời.
Là bởi vì đâu hỡi con ơi?
Bởi vì ganh ghét, căm thù hận,
Hay bởi vì con cãi lại Trời.
Mỗi bước Trần gian mỗi bước sầu.
Muốn đi về Trển thấy đau đau.
Nán lại chờ con dìu con dại.
Mà sao con chẳng tiến mau mau?
Thời gian qua tựa như tên bay.
Lòng Cha chua xót thấy cay cay.
Lòng Cha mong muốn con quay lại.
Đừng mến Trần gian bỏ Hội này.
Hội này Chung kết của Càn Khôn.
Tổng Kết ba ngươn đón Tiểu Hồn.
Thử được bao nhiêu về đó trẻ?
Gắng lên con trẻ cõi thiền môn.
Cửa Thiền Môn nay đà rộng mở,
Chờ các con muôn thưở muôn đời.
Con ơi con hỡi con hời!
Con về sớm sớm Cha thời nhớ mong.

Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế


BỨC THỨ THỨ NĂM

HUẤN THƯ GỬI CÁC CHI ĐẠO TRẦN GIAN


Các con thuộc chi đạo (Nhơn – Thần – Thánh – Tiên – Phật) tại Trần gian yêu mến!

Theo cơ vận chuyển của Càn Khôn Vũ Trụ Tức Chân Lý Âm Dương (nhứt bản tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bản) Cha sai các Vị Giáo Chủ và Con của Cha hay nói đúng hơn là những phần Điển Quang của Cha xuống Thế mở đạo.

Tùy theo trình độ và tâm lý quần chúng, tùy và chiều hướng xã hội, tùy nơi hoàn cảnh lịch sử của từng địa phương, từng thời kỳ mà Cha cho mở các cấp đạo cao thấp khác nhau để các con nghiên cứu thức tỉnh tu học, đặng trở về Hiệp nhất cùng Cha thành một đấng Thượng đế Toàn giác, Toàn năng, phụng sự cho Cơ Tiến hóa Đời Đời.

Các con ơi! Nước trong dòng sông cuối cùng rồi sẽ đổ ra biển cả. Các cành của thân cây đều từ một gốc mọc lên. Các nhánh đạo tại Trần gian tuy chia năm xẻ bảy nhưng cùng bởi một gốc do Thượng Đế mà ra cả.

Nơi nào cầm thú đã qua Cha cho mở Nhân đạo để các con học đạo làm người. Lúc mà nhân Đạo tạm tròn Cha cho mở Thiên đạo để giúp các con ý thức vươn lên.

Thế nên tùy trình độ đạo đức và trí tuệ của các con mỗi nơi mỗi khác Cha cho mở các cấp đạo cho mỗi chỗ mỗi thay đổi khác nhau cho phù hợp với mỗi trình độ các con đặng tu học tu hành. Đông phương Cha cho mở Đạo Khổng, Đạo Lão tại Trung Hoa; Đạo Bà La Môn, Đạo Phật tại Ấn Độ; Đạo Hồi tại hồi quốc, còn Tây cho mở Đạo Thiên Chúa giáo tại Do Thái; Thần Đạo tại Ai Cập, Hy Lạp.

Đầu thế kỷ 19 Cha lại sai hai vị Đại Tiên (Morya – Kuthumi) xuống mở Hội Thông Thiên Học để giúp cho nhân loại tiến hóa để thế giới phát triển Vô Vi bằng khoa siêu hình tâm linh. Đến nay Cha đích thân phân Thanh Điển Quang đầu thai xuống Thế làm người. Sống như người trần tục để đưa các chi đạo về một mối theo đúng chu kỳ cho kịp tiến trình vận chuyển của Thiên Cơ.

Lâu nay các con thắc mắc tại sao Cha không mở một loại đạo cho khỏe? Mở chi nhiều loại đạo để rồi đố kỵ, tỵ hiềm chia xẻ lẫn nhau, đạo này thấp đạo kia cao. Các con thắc mắc cũng phải. Song Cha giảng cho các con hiểu thêm chỗ này. Vì trình độ tiến hóa về đạo đức và trí tuệ mỗi nơi mỗi khác nhau, dân tộc này tiến hóa cao hơn trong khi dân tộc kia còn tiến chậm. Thế nên Cha mới cho mở nhiều cấp đạo cao thấp khác nhau tùy theo trình độ của các con trên quả địa cầu 68 này.

Sự kiện này chẳng có gì là khó hiểu, việc học đạo cũng như việc học chữ tại Trần gian mà thôi. Học sinh ở trình độ cấp I thầy cho mở cấp I, ở trình độ cấp II thầy mở cấp II.

Có phân ly phải có qui hiệp đây là định luật bất di bất dịch của Càn Khôn Vũ Trụ. Phải Thức giác mà lo Qui hiệp đi nghe con, không chịu qui hiệp là chống lại Thiên Cơ đó con.

Giờ đây các con thuộc các chi đạo trần gian ở mọi nơi trên thế giới, thuộc tôn giáo nào cũng vậy, không biệt dân tộc, quốc gia, ngôn ngữ, màu da, thành phần giai cấp nên có ý muốn cứu khổ quần sanh, chung lo xây dựng kỷ nguyên Thánh Đức, phụng sự thiên Cơ đưa nhân loại vào thời đại Hoàng Kim thời hãy mau về Việt Nam để đón nhận, học hỏi giáo lý mới này, do đích thân Cha, đích thân Thiên Chúa, tức Thượng Đế làm người sống như người trần tục thuyết giảng Thượng Đế Hiệp Nhất lý để đưa các tôn giáo đạo phái vào Cơ Qui nhất.

Để trở về Thiên Đạo và chỉ có cách trở về này con mới hoàn tất chu kỳ tiến hóa của con, sau biết bao nhiêu kiếp luân hồi, thăng trầm trong đau khổ buồn thương khóc hận, trong nhục vinh ở Cõi Trần này. Hãy lo trở về Quê Xưa Chốn Cũ thật sự của con, đó là Cõi Vô Vi thánh thoát, an lạc, lâng lâng nhẹ nhàng giải thoát, tức Cõi Niết Bàn hay Thiên Đàng đó. Tiểu Hồn ơi! Các con yêu dấu của Cha ơi! Hãy trở về Quê Xưa Yêu Dấu cho thỏa lòng mong đợi của Đại Hồn Cha. Thời Cha ban an lành cho các con sớm Thức tỉnh trở về. Sự nhớ thương thổn thức trông chờ thương đợi vẫn còn mãi mãi trong lòng Cha.


DI LẶC VƯƠNG PHẬT

Chưởng quyền thưởng phạt thay Trời.
Giáo truyền Đại Đạo độ đời trầm luân.
Ngôi cao đức cả công luân.
Hai đường Siêu độ đã từng thưởng răn.
minh bao phủ cảnh trần gian.
Thượng Đế ngôi hai hạ giáng Phàm.
Pháp lý giải bày năm mối đạo.
Vương kinh xuất thế cứu mê đời.
Chuyển xe Chánh pháp quay quay mãi.
Luân hồi quét sạch Cõi Trần ai.
Hạ thế đến rồi Long Hoa nở.
Mạt pháp chuyển hành như Chánh Pháp.
Kim thân Ngọc Đế Luân Hỗ Trợ.
Cang cường tu học Tiểu Hồn ơi!
Ngọc giáo Siêu trần trau chuốt mãi.
Đế châu thấu suốt đạt Chơn Như.

NAM MÔ

Đức Kim Thân Từ Phụ Chưởng Giáo Chí Tôn Oai Âm Vương Như Lai.
Đức Kim Mẫu Từ Tôn Tây Vương Thánh Mẫu A Di Đà Phật.
Đức Phật Mẫu Maria Đại từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Cùng các Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần đã âm thầm hỗ trợ cho ta chuyển bánh xe Chánh Pháp thời đại này.
Kế Sư Từ Vô năng Thắng Phật tức Di Lặc Vương Phật.
Nay tức Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Đế.
Chưởng Giáo Ngũ Chi – Ngôi Hai Giáo Chủ
(Đặc trách chuyển pháp Cõi Hữu Vi)

Ghi lại điển Thầy: Minh Diệu - Huyền Pháp

Friday, October 3, 2008

# Ươm Mơ Sen Vàng (Phần 5)

Phần 5:
BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ

Người trình bày: Thái Minh Mẫn

MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT
                               Con cúi lạy Thầy - Cha muôn vật muôn loài.
Cha chiết thân mình hoá tạo hiền nhi.
Cha "nỗ mơ", con "màn mùng mơ mở":
(Cha tạo con, con đang hướng về Cha).

"No mớ mơ" con lạc nẻo luân hồi:
Hòn đá nhỏ sương đêm Cha tắm.
Ngọn cỏ kia Cha thấm sương mơ.
Cha xót xa vì con rơi địa ngục.
Con đói sữa Cha ban cam lồ thủy.
Vật ngu si Cha thuần hóa tinh khôn.
"Dế Mèn" con có phúc làm người.
Dạy "màn mở", Cha cho ăn pháp vị,
Mong ngày con hồi hướng lai kinh.
Khi sân hận atula con hóa,
Cha dạy con niệm Phật lắng tâm mình.
Cõi trường sinh an lạc của vị trời,
Nệm Bát Quái Cha trải ra dẫn dụ:
"Niết bàn thời gần lắm con ơi".
Đường "mơ" mở, "mùng màn" chưa "mở".
Con nương "mơ" theo Mẹ tu hành.
Bước thăng trầm con ngã, Mẹ nâng.
Con tinh tấn, Mẹ "Mơ" mở lối
Chặn con vào ác đạo ba sinh.
Hành thập thiện Mẹ khuyên con luôn nhớ.
Gắng công mơ thoát tử liễu sinh.
Màu nhiệm này con ghi nhớ hộ mình.
Mỗi lần khổ chúng con cầu Mẹ Hóa
Thân nhiệm màu cứu độ sinh linh.
Ôi Mẹ Cha! Kể mãi không hết tình.
Đẹp Muôn Hoa trông ngóng các con về.
Cha Mẹ muốn chúng con gắng sức
Dìu nhau về gặp mặt "Mơ Hoa".
"Hoa Mơ" mở, "mùng màn mơ" mở.
Màu nhiệm này theo mở Đoàn Viên.
Để Hoàn Nguyên, Bất Nhị không còn.
Một là Cha, Tất Cả là Con.

Bài thơ “con cóc” này tôi viết trong lúc đang “đắm mơ” về tánh không của Vũ Trụ. Bất chợt ánh mắt của tôi dường như “mơ” mê đắm lên bức Tượng Thầy, một cảm giác xúc động trào dâng khó tả trong tôi. Tôi chìm trong quán tưởng: hôn lên má và vuốt chòm râu bạc của Cha – Vị Thày đang luôn ở bên tôi, trong tôi. “Cha gần gũi và yêu thương quá đỗi với con quá Cha ơi. Con xin quì lạy dưới chân Cha, xin Cha chỉ dạy đạo pháp cho con”. Thế là tôi và tan biến hoàn toàn trong Cha, và đang được học bài “Bản chất của Vũ Trụ”. Hai Cha Con: Thày “ươm Mơ” (ra đề), trò “ươm Mơ Sen Vàng” (tập mơ).

Mỗi khi nghĩ về một ngày qua đi với các hiện tượng mặt trời mọc lặn, mây mưa, sấm chớp, băng tan, núi lở v.v.. ta như cảm thấy quá nhỏ bé, yếu đuối trước tự nhiên. Con người ngày đêm đang cố gắng nghiên cứu để lý giải các hiện tượng của tự nhiên và tìm cách chinh phục thiên nhiên. Cũng giống như các bạn Minh Mẫn cũng đang cố lý giải chúng bằng các kiến thức khoa học vốn có, tuy nhiên có nhiều điều chưa thể hiểu và giải thích nổi. Thày đang chỉ dạy cho Minh Mẫn “mơ” về bản chất của Vũ Trụ hòng hiểu rõ bản chất của Nó để “đam mơ” (thực tập) định thân, tâm, khai mở trí huệ, giải thoát khổ đau. Minh Mẫn mong bài viết này giúp các bạn hiểu thêm về tự tánh của Tự Nhiên để cùng tu tập tiến bộ.

Vậy bản chất của Vũ Trụ là gì? Các danh từ, khái niệm mà ta thường gặp trong giáo pháp như vô tình (gỗ, đá, sông, núi v.v..), hữu tình (cỏ cây, người, súc vật v.v..), sanh lão bệnh tử, thành trụ hoại diệt, tám chữ của thế gian (được mất, danh lợi, vinh nhục, thắng thua), Vô Minh, Niết Bàn, Thiên Đàng, Địa Ngục v.v..thực chất của chúng là gì?

Trong Kinh Dịch, Thái Thượng Lão Quân có viết: “Vạn vật trong Vũ Trụ khởi đầu là Dương, kết thúc là Âm; khởi đầu là Âm, kết thúc là Dương. Cứ như thế con tạo xoay vần mãi không thôi.”

Đạo Phật cho rằng: “Pháp luân thường chuyển là bánh xe luân hồi đưa con người ta mãi luân hồi không thôi, chỉ có Niết bàn mới là cứu cánh của con người”.

Cao Đài giáo tôn chỉ mục đích hợp nhất Phật, Tiên, Thánh, Thần, người cho một cá nhân trong xã hội tương lai (ngũ chi hiệp nhất).

Có khi nào nhìn gió thổi, mây bay bạn tự hỏi vạn vật sinh linh trong vũ trụ từ đâu mà có, nó được hình thành tồn tại và phát triển ra sao hay không?

Nào ta hãy bắt đầu từ “GIÓ” nhé! Trong câu ca dao “gió đưa cành trúc la đà”, từ “gió” gợi lên cho ta tới hình ảnh lay động, chuyển động.

Lay động là chuyển động nhẹ qua lại ở một vị trí nhất định ví dụ như bóng cây lay động trên mặt nước, ngọn lửa khẽ lay động, bài thơ làm lay động lòng người.

Còn chuyển động là hoạt động, rung chuyển, thay đổi vị trí, thay đổi trạng thái. Bạn có nhất trí với Minh Mẫn như thế không?

Nói đến “GIÓ” ta hình dung tới kết quả của hoạt động, sự rung chuyển dẫn tới sự thay đổi vị trí, trạng thái của sự vật. Vậy “GIÓ” là sự chuyển động của vạn vật trong vũ trụ làm thay đổi vị trí, trạng thái của chúng. Vậy “GIÓ” là nguyên nhân; “thay đổi vị trí, trạng thái” là kết quả, trong đó nguyên nhân là nội dung, là cái cốt lõi, còn kết quả là hình thức bên ngoài.

Vậy “GIÓ” là nguyên nhân phát triển của muôn vật muôn loài, là sự thay đổi vị trí trạng thái của vạn vật vũ trụ.

Phật giáo Tây Tạng đặt tên cho một trong bốn nguyên tố hình thành nên vũ trụ là “GIÓ”. Trong Kinh Dịch, Lão Tử dùng học thuật “dịch” để chỉ sự thay đổi vị trí trạng thái của vạn vật.

Để chỉ từ “GIÓ” trong tiếng anh người ta nói “wind”, tiếng nga “bemep”, tiếng việt “gió”, tiếng pháp “vent” v.v.. để ám chỉ sự lay động, chuyển động, rung chuyển hay thay đổi vị trí trạng thái của sự vật.

Chữ “dịch” có nghĩa là dịch chuyển, xê dịch, di dời vị trí, thay đổi vị trí, trạng thái của sự vật, sự việc.

Vậy cùng một từ “GIÓ” nhưng người ta có thể phát ra những âm thanh khác nhau. Như vậy “GIÓ” còn là âm thanh, tiếng động.

Âm Ba của Đại Ngã trong Vũ Trụ “OM”, “UM” cũng là “gió”.

“GIÓ” là lời nói, tiếng thì thầm: “Gió khẽ nói với lá non rằng mắt em trong ngần” (lời một bài hát “còn ta với nồng nàn”).

Tiếng sấm rền, tiếng nổ của súng đạn, tiếng ve kêu, hạt mưa rơi tí tách, tiếng sóng xô bờ cát, con suối róc rách, hơi thở, nhịp đập của trái tim, thời gian, không gian, “đồ phải gió!)… cũng là “GIÓ”.

Hai mặt đối lập của một vấn đề: sự trì trệ, tiến bộ; vô minh, niết bàn; nguyên nhân, kết quả; cao, thấp; xấu, tốt (đẹp); tối, sáng v.v.. là động năng (hình thái) của “gió”.

“GÍO” dịch chuyển theo bốn phương, tám hướng, khắp càn khôn vũ trụ.

Khái niệm “GIÓ” chỉ “mơ” (xuất hiện) khi ta cố định một trong hai yếu tố của sự việc, sự vật để làm phép so sánh vì có cái này nên có cái kia ví dụ như chúng sinh ngu muội tham đắm trong sinh tử do vô minh được ánh sáng phật pháp soi rọi, tu hành tinh tấn sửa mình một ngày nào đó “chuyển dịch” (đạt) tới cảnh Niết bàn.

Tóm lại, “GIÓ” là vạn vật, là mọi sự việc trong vũ trụ, với bản chất luôn thay đổi, chuyển dịch không ngừng để cuối cùng quay về là GIÓ “mơ” (minh triết mơ). Mặt khác, “GIÓ” cũng mang tính chất tương đối vì nếu không có khái niệm sự vật, sự việc thì cũng không có khái niệm “GIÓ”.

Vậy còn vầng mây trắng bay nhởn nhơ trên bầu trời xanh ngắt thay lời vũ trụ muốn nói gì với chúng ta?

Mây trắng bảo: tôi là những giọt nước ngưng tụ đấy thôi. Thế là mây trắng nhắc chúng ta nhớ tới “NƯỚC”.

Vạn vật trong vũ trụ tồn tại, phát triển được đều nhờ có “NƯỚC”.

“NƯỚC tự nhiên” có mặt khắp nơi trong vũ trụ vì nó là mầm mống của sự sống: nước dưới biển, sông, hồ ao, vũng, dưới lòng đất là những mạch nước ngầm, nước mưa, cam lồ thủy. NƯỚC có mặt trong cơ thể tôi, bạn, cây cối, động vật.

Cơ thể con người có tới 97% là nước. Con người có thể nhịn ăn hàng tuần nhưng không thể nhịn uống hai ngày. Nước chúng ta uống và dùng hàng ngày là “NƯỚC ngọt”.

“NƯỚC tinh khiết” cũng có thể được dùng để uống hoặc dùng trong các phòng thí nghiệm.

“Cam Lồ Thủy” từ tịnh bình của Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát rưới xuống thế gian rửa sạch bụi trần, giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau như dòng thác bất tận đổ xuống từ trên Thượng Giới. Chúng sinh nào nhận được dòng Cam Lồ Thủy của Mẹ thì sẽ được “mở Mơ”. Cam Lồ Thủy là pháp vị, là dòng ánh sáng minh triết soi rọi thân tâm chúng sinh, là đạo là phật pháp (giáo pháp). Tất cả chúng ta đều ước mơ đón nhận được dòng Cam Lồ quí báu này để chữa bệnh của thân tâm và liễu ngộ.

NƯỚC “ẩn mình” dưới nhiều dạng: thể rắn (nước đá), thể lỏng (nước sinh hoạt), thể khí (hơi nước); mây, mưa, Cam Lồ Thủy; giọt, dòng, con sóng nhưng không vì thế mà nó mất đi đặc tính của nó là sự bảo toàn năng lượng và tồn tại của chính nó.

Chúng ta những chúng sinh ngu muội nếu muốn “hoàn Mơ” thì không có cách nào khác ngoài việc “mơ” để nhận thấy “NƯỚC” tuy có thể hiện hình thức bên ngoài khác nhau như thế nào đi nữa thì NƯỚC vẫn là chính nó. Cái “cảnh giới” (cái nhìn thấy từ bên ngoài) biến nó thành giọt, hay mây hay mưa v.v..là cảnh “ảo” (cái nhìn huyễn – không có thực). Giờ đây chúng ta hiểu cái lý (chưa phải là cái chúng ta chiêm nghiệm được bằng con mắt tâm) tại sao Đức Phật đã chỉ dạy nếu chúng sinh còn chấp vào hình tướng sẽ không thấy Như Lai.

Sự chuyển dịch của vạn vật trong vũ trụ theo một qui luật nhất định vì bảo toàn sự tồn tại của chính nó. Hay nói một cách khác muốn bảo toàn sự tồn tại thì chính vũ trụ phải chuyển dịch.

Xin tạm được sử dụng một qui luật trong vũ trụ làm tiên đề, định lý cho các giải thích tiếp theo đó là qui luật sinh, diệt.

Nhà Bác học Menlêđêép với “bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Menlêđêép” đã phát minh ra một định luật vĩ đại: định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng năng lượng (hoặc đại lượng tương đương của nó là khối lượng tương đối tính) không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi. Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi.

Ta sẽ dùng định luật năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác để chứng minh sự bảo tồn năng lượng, bảo tồn sự tồn tại của vạn vật và tất cả sự việc trong vũ trụ.

Từ đây ta có:

Vạn vật, tất cả sự việc khi hội tụ đủ nhân duyên (các yếu tố lý hóa, thời gian, không gian, chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể) thì hợp thành ta gọi là sinh. Khi hết nhân duyên (các yếu tố nói trên tan rã) thì diệt hay tan rã.

Hãy xem hạt thóc khi có đủ các yếu tố trong đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ… thì nảy mầm và trở thành cây lúa, cây lúa lại cho hạt thóc.

Sinh là cái mới hình thành (hạt thóc→ mầm lúa → cây mạ → cây lúa).

Diệt là cái cũ tan rã (hạt thóc→ mầm lúa → cây mạ → cây lúa).

Ta nhận thấy:

Sinh diệt (của cây lúa chẳng hạn) là một quá trình tiến hóa và phát triển nhưng bản chất sự việc, vạn vật trong vũ trụ không thay đổi; nó là hai mặt của một vấn đề bảo toàn sự tồn tại của chính nó.

Bản thân một sự vật, sự việc cũng có quá trình sinh diệt của nó không ngừng theo thời gian. Sinh diệt hỗ trợ cho nhau: cái cũ diệt đi để cho cái mới sinh ra, cái mới sinh ra để thay thế cái cũ (cái bị diệt).

Diệt muốn hủy đi thì phải có mới thay thế. Vậy diệt là thay thế.

Sinh muốn có được thì phải đổi chỗ cho diệt. Vậy sinh là đổi chỗ.

Vả lại sinh, diệt là hai mặt của một vấn đề vậy sinh là diệt mà diệt cũng là sinh và là một mặt của vấn đề không tách rời.

Như vậy sinh là diệt, là thay thế, là đổi chỗ, là hai mặt của một vấn đề, là một mặt của vấn đề không tách rời.

Thế là: không có cái gì trong vũ trụ tự nhiên sinh ra, và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ là sự thay thế và đổi chỗ cho nhau để bảo toàn sự tồn tại của chính nó. Vậy vũ trụ cũng không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất (diệt) đi, mà vạn vật, mọi sự việc trong đó chỉ là sự thay thế đổi chỗ cho nhau. Một trong cái lý mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là ở chỗ không sinh, không diệt này.

Quay lại yếu tố “NƯỚC” trong vũ trụ chúng ta thấy: nước → mây → mưa.
Lấy ví dụ hạt (giọt) mưa:
Mưa là “nước”.
Hạt (giọt) – cái chứa đựng (cảnh giới như đã phân tích ở trên) cũng là “nước”.

Tương tự như trên cái chứa đựng khác như con sóng, dòng, cái ly, cái bát, cái tô, cái chậu, cái vũng, ao, hồ, sông, suối, biển, lòng đất bao gồm cả sỏi đá, cây cối, cơ thể động vật, con người, “sao mày ướt át thế!” v.v.. cũng là “nước”.

Để chỉ “NƯỚC” người ta dùng những âm thanh khác nhau để gọi “nước” là: nước (tiếng việt), water (tiếng anh), boga (tiếng Nga), eau (tiếng pháp) v.v.. Vậy “NƯỚC” là âm thanh. Tương tự như lý luận về âm thanh, tiếng động của “GIÓ”, ta cũng có “NƯỚC” cũng là Âm Ba Đại Ngã, tiếng sấm rền, tiếng ve kêu, hạt mưa rơi tí tách, tiếng sóng xô bờ, con suối róc rách, hơi thở, nhịp đập của trái tim, thời gian, không gian… và “NƯỚC” cũng là “GIÓ”.

Bạn thử tìm cho Minh Mẫn xem cái gì mà không phải là “Nước” trong vũ trụ theo cách lý luận trên đây?

Và bạn thấy như vừa phân tích ở trên, lòng đất bao gồm cả sỏi đá (sỏi đá – là ĐẤT) cũng là “NƯỚC”.

Nói tới “ĐẤT” ta liên tưởng đến đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nơi ta trao lại cuống rốn khi ta sinh ra và gửi tấm thân tứ đại cho đất khi ta trở về cát bụi. “ĐẤT” là người mẹ hiền bao bọc đàn con thơ, dưỡng dục các con khôn lớn. Tất cả những gì quí báu chúng ta có được như đá quí, vàng bạc, vật phẩm nuôi sống nhân loại đều được đất mẹ – địa mẫu ban tặng. Trong Kinh Dịch người ta cho rằng ĐỊA (ĐẤT) chủ về vật chất – là cái hữu hình, còn THIÊN (TRỜI) chủ về tinh thần – là cái vô hình, còn NHÂN (NGƯỜI) chủ về hòa – là tập hợp vô hình và hữu hình – là tiểu thiên địa (tiểu vũ trụ hay “ông trời con”).

ĐỊA MẪU “độ mơ” cho chúng ta, ban rải tình thương cho vạn vật sinh linh, nguồn Cam Lồ của Mẹ từng giây phút thấm vào thân tâm chúng ta kêu gọi chúng ta tỉnh thức để trở về Cội Nguồn. Mẹ là Cha muôn vật muôn loài, là Thầy của Vũ Trụ, là Ông Tiên Mỉm Cười “đùa mơ” với cái bị sau lưng (Đức Di Lặc), là Mẹ “Lung Mơ” (soi rọi giấc mơ “mùng màn Mở” cho chúng con), là Mẹ Quan Thế Âm Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quảng Đại, là “Muôn Mơ” (Hình Tướng mà chúng sinh mơ thấy), là điểm “Mở” (giao thoa Âm Dương hợp nhất), là Ánh Sáng, là Tình Thương, là Tất Cả, là Một, là Con “Mơ” Ước trở thành.

Hay lắm! Ở đây ta có từ “ĐẤT NƯỚC”.

Khái niệm “Đất nước” gắn liền với Tổ quốc, lãnh thổ quốc gia, quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Chúng ta tự hào là con cháu Lạc Hồng, người dân của đất nước Việt Nam 4000 năm văn hiến.

ĐẤT NƯỚC sản sinh ra các dân tộc, con người, các anh hùng, các anh tài, đồng bào, đồng chí, anh em, con cháu v.v.. Giống với cách lý luận về sinh diệt ta có thể nói “đất nước” là dân tộc, con người, anh hùng, anh tài, đồng bào, đồng chí, anh em, con cháu v.v..

Để ám chỉ “ĐẤT NƯỚC” người Anh, Mỹ, Úc, Ấn… nói “country”, người Nga nói “cmpaңa”, người Pháp và một số nước Châu Phi nói “paye”, người Việt chúng ta nói “đất nước”. Vậy “ĐẤT NƯỚC” là tiếng nói,âm thanh, là ngôn ngữ.

Như thế “ĐẤT NƯỚC” là dân tộc, con người, anh hùng, anh tài, đồng bào, đồng chí, anh em, con cháu, là tiếng nói, là âm thanh, là ngôn ngữ, là tất cả những người đồng chí hướng, đồng mục đích hòa bình, đồng tiếng nói, đồng nghiệp và cộng nghiệp.

ĐẤT NƯỚC = ĐẤT + NƯỚC.
Mà ĐẤT là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.
NƯỚC là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.
Vậy ĐẤT NƯỚC là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.
Ta nhận thấy một điều thú vị là sự liên kết giữa hai nguyên tố “ĐẤT” và
“NƯỚC” cũng là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.

Như vậy ta có:
GIÓ là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ, là NƯỚC là ĐẤT.
NƯỚC là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ, là GIÓ, là ĐẤT.
ĐẤT là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ, là GIÓ, là NƯỚC.

“ĐẤT”, “NƯỚC”, “GIÓ” được hun đúc dưới ánh mặt trời làm cho vạn vật sinh linh trong vũ trụ sinh sôi nảy nở và phát triển. Mặt Trời hay Vầng Thái Dương là hòn “LỬA” khổng lồ phát ra ánh sáng, năng lượng, nhiệt.

Ngoài hòn lửa khổng lồ trong Thái Dương hệ, người ta còn biết đến đốm than hồng trong bếp của mỗi gia đình, đống lửa của người tiều phu sưởi ấm trong rừng sâu giá lạnh, dòng nham thạch phun trào từ núi lửa, làn khói làm cay sè con mắt, hơi ấm của cơ thể sống, ánh sáng đèn điện góc phố đêm khuya, Tam muội lửa ở luân xa một con người.

“LỬA” cho ta cảm giác nóng cháy, nóng bỏng, nóng ran, nóng rát, nóng như nung (hun).

Nói đến “LỬA” người ta nghĩ đến nhiệt tỏa ra. Để đo độ nóng của LỬA người ta dùng khái niệm nhiệt độ.

“Lửa” cũng “núp” mình dưới dạng khói như câu châm ngôn người ta thường dùng “không có lửa thì sao có khói”.

Cũng như lý luận với “ĐẤT”, “NƯỚC”, “GIÓ” ta cũng có “LỬA” là “ĐẤT”, là “NƯỚC”, là “GIÓ”, là vạn vật sinh linh trong vũ trụ, là điểm “Mở”, là điểm “Mơ”.

Nhà Bác học Anhxtanh đã phát minh ra Thuyết Tương Đối với công thức E = mc^2, trong đó E là năng lượng của một vật, m là khối lượng của vật đó, c là vận tốc ánh sáng.
Công thức này khẳng định vật chất và năng lượng có thể trao đổi với nhau.

Từ công thức trên cho ta “mơ”: Khi một vật chuyển động với vận tốc vượt vận tốc ánh sáng thì năng lượng của nó chính là khối lượng của vật đó, trong thực tế để bảo toàn năng lượng chuyển động của vật ta đổi vị trí của m và E khi một vật chuyển động với vận tốc mơ (vượt vận tốc ánh sáng), ta có m = Ec^2. Như vậy chỉ có cmc = E khi m =1 = Tĩnh = Thế năng của m (m_o), có nghĩa “đùa mơ” (đứng yên = Tịnh = định = định thân tâm cho mo chuyển động “mơ” (với vận tốc vượt vận tốc ánh sáng).

Ngày nay khoa học đã chứng minh bằng các thí nghiệm trên các thiết bị hiện đại công thức trên chính xác đến 0,00004% (con số 4: chưa “chuẩn mơ” về không gian bốn chiều và tức c^2 ≈ 1(≈ “minh mẫn mơ” = màu nhiệm “mơ” = đúng mẫu “mơ”))*.

Ta có c^2 = mo = Ánh sáng ung dung tự tại của thân tâm = điểm “Mở” của Tâm = mùng màn “Mở”(Minh Mẫn Mở) = chân lý “Ung Dung” (điểm Mơ) tự tại của thân tâm = Minh triết Một là Tất Cả = Minh triết Tất Cả là Một.

Mặt khác, nếu ta muốn c^2 = 1 = Chung “Mơ” (Vũ Trụ Đại Đồng) = mùng màn dâng, Mơ mão “Mở” = mơ “mùng màn” Mở = Chân Lý Tuyệt Đối = Một là Tất Cả và Tất Cả là Một (cái lý Cha là Một, Một là Con; Cha là Tất Cả và Tất Cả là Con; Cha là Con và Amuno (Con) là Cha (Muno).

Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn biết muốn “mơ” c^2 = 1, ta nên “mơ”:

E = m_0 m_1 c, trong đó: E: “mơ” năng lượng của “Mơ” (thân tâm chúng ta); mo: “mình ảo” (khối lượng của thân tâm con người Minh Mẫn – không phải của Thái Minh Mẫn bây giờ đâu đấy nhé); m1: Cha mong muốn Con là (khối lượng Trái Đất, “lung Mơ” (Ngộ “Mơ”) đó là số 0 (zero), ánh “Mơ” (ánh sáng hư không đại định) = m1 = c = Màn Mở (đạt trạng thái Giác Ngộ Phật tánh) = Vũ Trụ = Cha trong Con = Con là Cha = ChaMẹ = MẹCha = 1 = MƠ = 0 = CHACONTHỎAMÃNMƠ); c: ánh sáng (bất hoại, mùng màn “Mở”, màn “Mở”).

Như vậy công thức của Anhxtanh chỉ ĐÚNGTUYỆTĐỐI khi chúng ta mở được con mắt Tâm, khi “MÙNGMÀNMỞ”CO“ƯƠMMƠSENVÀNG”.

Từ một điểm “Mơ” trong Vũ Trụ ta có thể vẽ “ảo mơ” như chiếc cầu thang vô tận bạn thấy dưới đây:



Nghiệp lực của chúng sanh sẽ là vô tận nếu bị ảo giác đánh lừa như đang đi trong mê hồn trận của mụ phù thủy (ví dụ như trên chiếc cầu thang trên đây). Tình cảnh của chúng ta sẽ như:

“Con kiến mà leo cành đa,
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra”.

Biết được kẻ thù của chúng ta là ai rồi thì việc ra khỏi "bát quái đồ” sẽ không khó có đúng không các bạn? Theo bạn làm thế nào để ra khỏi mê hồn trận trong thí dụ trên đây? Trong lúc chờ bạn có câu trả lời cuối cùng Minh Mẫn đã viết câu trả lời của mình vào một tờ giấy chờ lát đối chiếu với bạn đây: “ngáng mơ” (trong bài viết lần sau Minh Mẫn sẽ giải thích đáp án của mình nhé).

Chúng ta đã và đang là những con khỉ chân tay táy máy liên hồi không lúc nào ngưng nghỉ, những con sóc chuyền hết cành này tới cành kia, rồi con kiến leo cành đa, cành đào vì tâm hướng ngoại của mình. Tôi nhớ tới lời của một người bạn đạo và tự hỏi sao chúng ta không tập làm con nhộng thu mình trong cái kén, bế hết “thân tâm mộng ảo” (ngũ quan ngưng mơ, “dục” giục “mơ”: đưa mùng màn mở mơ), chờ đến ngày thành tằm ra nong tha hồ mà ăn lá dâu cho thỏa “thoảng mơ”, đủ lông cánh sẽ trở thành con bướm xinh đẹp “Ngộ Mơ” (Giác Ngộ). “Lung mơ” đến Niết Bàn chưa đủ, nó sẽ phải ngoan đạo “đùa mơ” bằng “mùng màn mở” (Cha Con mơ “một” (Một là Cha, Tất Cả là Con)?

Muốn thoát ra khỏi “mùng màn” (ảo giác của cuộc đời) chúng ta cần “mê mải mơ” lấy nhất tâm niệm Phật, niệm Thần Chú – nhát dao bén cắt đứt sợi dây nghiệp lực của mình để “mùng màn Mở” (Giác Ngộ), “đùa Mơ” (Cha Con Hợp Mơ).

Vâng! Chúng ta đang “mơ” (nghe) Vũ trụ tấu lên những bản nhạc hoành tráng, du dương, trầm bổng với những âm thanh “đất”, “nước”, “gió”, “lửa” không hay, không dở. Vũ trụ đang được khoác lên mình chiếc áo đầy màu sắc rực rỡ như những nàng Tiên xinh đẹp, kiều diễm, như những rừng hoa thơm ngào ngạt lung linh khoe sắc dưới ánh Mặt Trời với muôn ngàn ong bướm “đam mơ”, “đùa mơ”, “dâng mão mơ”, “mơ Mở” và “mở Mơ”. Xuyên suốt cảnh huyễn “mơ” ấy là Năng Lượng Bất Sinh, Bất Diệt mãi mãi Trường Tồn như bản chất “MƠ” của “mùng màn mở” (Giác Ngộ – nhận biết mơ của Vũ Trụ).

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2008
Tức mùng 4 tháng 8 năm Mậu Tý