Thursday, July 31, 2008

# Ươm Mơ Sen Vàng (Phần 3)

PHẦN 3: ĐIỂM MỞ
MỪNG NGÀY GẶP MẶT


(nhấp chuột phải chọn view image vào hình để xem nguyên bản)

Người trình bày: Thái Minh Mẫn

Có khi nào trong đời bạn đến thăm người quen lâu ngày mới gặp mà được tiếp đón như thế này:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng ao thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”

(“Bạn đến chơi nhà” - Nguyễn Khuyến)

và cảm giác của bạn lúc đó như thế nào nếu không phải là buồn chán, thất vọng và thề trong lòng là không bao giờ đến thăm họ lần thứ hai? Người minh mẫn lại hành xử khác: Họ thấu hiếu vật đổi sao dời. Đứa trẻ còn ẵm ngửa ngày nào nay đã cắp sách đến trường, mảnh đất chập hẹp năm xưa nay đã trở nên rộng lớn sung túc nhờ công sức lao động của người chủ. Vị khách lấy sự thay đổi ấy làm vui mừng cho nên mặc dù chỉ có “ta với ta”: ngồi đây một mình mà ngẫm nghĩ, mà suy tư về tình bạn lúc hàn vi, vì chủ nhà còn bận nhiều công việc vườn tược, để rồi tình cảm trong họ mỗi lúc một đậm đà, trong sáng hơn. Vị khách đó đã đạt tới sự minh mẫn trong giao tiếp, sự chia sẻ thấu hiểu với người xung quanh trong mọi tình huống, tới điểm mở của tâm hồn trong sáng.

Ngược lại, khi nghĩ đến cảnh sum họp gia đình chiều ba mươi Tết, thì bất cứ ai, xa nhà đều nóng lòng trở về nhà cha mẹ trong cảnh đầm ấm:

“Tiếng pháo nổ, rồi từng tràng pháo nổ.
Trên bàn thờ mâm cỗ đã bày xong.
Mẹ tôi đang châm dở nén hương vòng,
Và xếp lại trái hồng mâm ngũ quả.
Anh tôi cắt khoanh giò bóc lá.
Chị tôi bưng đĩa cá để lên mâm.
Ông tôi ngồi im lặng nghĩ trầm ngâm,
Ngài khẽ đọc thì thầm câu đối Tết.”
(Trần Trung Phương)

Rồi trong giây phút Giao Thừa tràn đầy hạnh phúc ngất ngây đón Năm Mới, bạn cùng tôi hãy Mơ thoát khỏi vòng vây ngục tù giam hãm linh hồn ta để bay lên chín tầng Trời xanh thẳm thăm Cha Mẹ và mường tượng xem Cha Mẹ ta lúc đó mừng như thế nào và cảm nhận hạnh phúc lớn lao của đứa con xa nhà lâu ngày trở về nhà với Cha Mẹ.

Thày cho phép Minh Mẫn mời bạn cùng dùng cây gậy Như Ý mà Đại Thánh cho Minh Mẫn mượn để thám hiểm không gian bao la trong Vũ Trụ. Bạn luôn phải giữ câu Thần Chú “Vô Tự Chân Kinh” để không bị sức nóng của Mặt Trời thiêu cháy đấy.

Thày bảo chúng tôi hãy nhắm mắt lại, tay bám vào cây gậy Như Ý, cùng Mơ. Chúng tôi có cảm giác như đi trên mây bồng bềnh một lát đáp xuống từng biển thứ nhất ở phía Tây núi đại Thiết Vi sôi sùng sục đầy những người có tội đã tạo nghiệp ác, cảm lấy báo khổ phải lội qua biển này cùng với các thú dữ.

Phía Đông của biển có một biển nữa gọi là biển nghiệp do những nghiệp nhân xấu xa của ba nghiệp mà cảm vời ra.

Được phép của Thày, chúng tôi được các quan trông coi ngục thứ nhất dẫn vào thăm quan ngục địa thứ nhất có tên Thủ Ngao, nơi không có sự hành hạ tội nhân. Nơi đây có bốn loại người thứ nhất mãn số rồi chết, không tạo nghiệp sát sinh, thứ hai, số bị chết oan do bị người ta giết, thứ ba, số kiếp trước giết người, kiếp này bị người giết, thứ tư, số bị chết oan song ân oán giang hồ chưa dứt, lẩn trốn loanh quanh dương trần đòi trả hận bị các Chư Thần bắt về xử phạt.

Những người bị chết ở địa ngục thứ nhất sẽ phải đi vào ngục địa thứ hai có tên Lung Mơ chờ lãnh án hoặc đầu thai làm người hoặc đi tiếp qua các địa ngục khác tùy theo tội của mình, hoặc qua cảnh nhơn hiền tu thêm. Vị quan hướng dẫn cho chúng tôi biết thêm nếu vong nào kiếp trước không giết người, kiếp này bị giết nhưng lòng không hận thù, hiểu sống chết là giả dối thì được ân xá qua cảnh nhơn hiền. Vong nào nhất quyết đòi trả thù thì bị giam giữ trong ngục ngay không xét xử.

Trong ngục địa thứ ba có tên Mão Mơ giam giữ người bị hình phạt ở các địa ngục tùy theo tội trạng của mình chờ xét xử lại rồi lãnh án để sanh làm người hoặc qua cõi nhơn hiền tu thêm. Ở ngục này tội nhân lúc nào cũng hai tay ôm đầu đi đi lại lại như người bị mộng du.

Ngục địa thứ tư các tội nhân hủy hoại hạt ngọc Trời cho phải ăn dòi, nấu rượu lậu phải uống rượu, các tội khác thì đầu thai làm kiếp thú hoặc người ngu độn.

Khi vào đến ngục địa thứ năm chúng tôi thấy các tội nhân bị mang cùm vì tội dối gạt người, nói thêu dệt, hễ đi một bước là bị quỉ sứ đánh một bước đến nỗi lê không nổi.

Những người khi sống sát sanh các con vật để bồi bổ tấm thân của mình bị giam vào địa ngục thứ sáu có tên Lò Nướng Mơ. Các tội nhân bị quay trên lò nướng mỡ chảy xèo xèo, rên ra thảm thiết.

Ngục thứ bảy có tên Tùng Xẻo Mơ. Linh hồn người chết bị đọa xuống đây sẽ bị quỉ sứ móc mắt, cắt tai, cắt lưỡi, moi tim gan đau đớn vô cùng họ kêu la vang cả ngục. Trong địa ngục thứ bảy có rất đông những người trước kia tà dâm khi còn sống, họ bị cưa cắt, xay nát, bầm quết, những người trước kia mưu mô xảo trá, cho vay nặng lãi, bị hành hình cho chết đi sống lại nhiều lần.

Chúng tôi thiết tưởng địa ngục thứ bảy là khủng khiếp lắm nhưng ngục địa thứ tám có tên Chiên Ngó với những vạc dầu sôi sùng sục để dành cho những tội nhân mắc tội loạn dâm, chửi mắng Trời Đất, khi dễ Thánh Thần, chia rẽ anh em trong gia đình, phá thai lấy tiền v.v..Tù nhân còn bị chim sắt mổ xẻ, ăn thịt rồi lại bị quỉ sứ cho sống dậy tiếp tục hành hình.

Ngục địa thứ chín có tên Mạn Ngỗ là nơi giam giữ các tội nhân miệng tung hô Phật Pháp Tăng nhưng bụng thì “một bồ dao găm” hoặc phá giới, sát sanh, cống cao ngã mạn, chia rẽ tăng đoàn. Một số trong họ phải quì trước đèn lưu ly tụng kinh vì khi sống tụng kinh người đời không đủ, số khác bị hành hình không khác các ngục địa khác mà chúng tôi đi qua.

Địa ngục là những nơi tối tăm nhất của lòng mình. Càng xuống sâu dưới các tầng địa ngục, linh hồn con người ta càng bị đọa đày đau khổ do những tội lỗi mà chính mình đã gây ra trong quá khứ (lúc còn sống). Vì sao vậy? Vì cái tôi, cái tâm giả kiến tánh của chúng ta. Chúng ta đã có những “ác mộng” (những ma mơ) khi “mùng màn mơ” (làm diễn viên khi còn sống) để đến lúc dâng mão thay vì về nhà gặp Mẹ Cha sum họp ta lại tiếp tục làm Ông Kẹ (Ngáo Ộp) cho chính mình.

Chúng ta đã biết, mọi suy nghĩ, lời nói, hành động của ta không mất đi mà nó được ghi lại ở a da lại thức (bánh xe luân hồi, luân xa hoa sen tám cánh) của chúng ta như đã phân tích ở phần II “Sum Họp”. Những “cái nhân” độc ác, gian ngoan, lọc lừa, toan tính, mưu mô, bất hiếu, lười nhác mà chúng ta gieo khi còn sống chắc chắn ít nhiều làm chúng ta ân hận, nuối tiếc, hổ thẹn, giày vò với lương tâm mình, khi tứ đại trong ta tan rã. Cuốn phim mà chúng ta tự xem được do những duyên khởi trong quá khứ của chúng ta bị mã hóa qua chiếc gương tâm (mà có người cho rằng Diêm Vương cho xem lại để tội nhân khỏi chối cãi). Tòa án lương tâm xét xử chúng ta chứ không ai khác. Những người có may mắn chết đi sống lại kể cho chúng ta nghe rất nhiều về những hình ảnh khiếp sợ mà họ thấy ở địa ngục: người sát hại súc vật như heo, bò gà…làm nguồn lợi cho mình khi chết đi sẽ thấy những con vật đó bám theo đòi mạng, cắn xé trả thù. Người xưa có câu “ngậm máu phun người dơ miệng mình.” Những lời nói gây tổn hại đến người khác, gây chia rẽ tăng đoàn ắt sẽ dẫn đến cái cảnh người chết sẽ thấy rắn ăn, trăn quấn v.v..

Đức Địa Tạng Bồ Tát chỉ dạy cho chúng ta rằng chúng sanh từ nơi thân khẩu ý tạo ác, kết quả sẽ gặp nhiều báo ứng xin trích lược một số như:
Nếu sát hại loài sinh vật quả báo bị chết yểu.
Nếu trộm cắp quả báo nghèo khốn, khổ sở.
Nếu tà dâm quả báo làm con chim se sẻ, bồ câu, uyên ương.
Nếu nói lời thô ác quả báo quyến thuộc kình chống nhau.
Nếu hay khinh chê quả báo không lưỡi miệng lở.
Nếu nóng giận quả báo thân hình xấu xí.
Nếu bỏn sẻn quả báo cầu muốn không được toại nguyện.
Nếu buông lung săn bắn quả báo kinh hãi điên cuồng mất mạng.
Nếu trái nghịch cha mẹ quả báo Trời Đất tru lục.
Nếu đốt rừng, cây cỏ quả báo cuồng mê đến chết.
Nếu làm cha mẹ ghẻ ăn ở độc ác quả báo thác sanh trở lại hiện đời bị roi vọt.
Nếu dùng lưới bắt chim non quả báo cốt nhục chia lìa.
Nếu hủy báng Tam Bảo quả báo đui, điếc, câm, ngọng.
Nếu khinh chê giáo pháp quả báo ở mãi trong ác đạo.
Nếu lạm phá của thường trụ quả báo ức kiếp luân hồi nơi địa ngục.
Nếu ô nhục người hạnh thanh tịnh và vu báng Tăng già quả báo ở mãi trong loài súc sanh.
Nếu dùng nước sôi hay lửa chém chặt, giết hại sinh vật quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau.
Nếu phá giới phạm trai quả báo cầm thú đói khát.
Nếu phung phí phá tổn của cải một cách phi lý quả báo tiêu dùng thiếu hụt.
Nếu kiêu mạn cống cao quả báo hèn hạ bị người sai khiến.
Nếu đâm chọc gây gổ quả báo không lưỡi hay trăm lưỡi.
Nếu tà kiến mê tín quả báo thọ sanh vào chốn hẻo lánh.
Ngài lại chỉ dạy thêm rằng những chúng sanh ấy trước phải chịu lấy các quả báo như thế sau lại đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp không lúc nào thoát khỏi do những nghiệp cảm sai khác của mình.

Rõ ràng là ở đời nếu con người ta:

“Không tin nhân quả.
Độc ác hại nhau.
Chẳng kính Tam Bảo.
Địa ngục khổ đau.”

Bạn cũng có thể “Mơ” giống như Minh Mẫn mượn gậy như ý của Đại Thánh để chiêu cảm ra tên một số các địa ngục như địa ngục Hỏa Cẩu (nơi Chó Lửa chực sẵn lấy mạng tội nhân), địa ngục Hỏa Mã (nơi Ngựa Lửa chờ phanh thây), địa ngục Thiêu Thủ (thiêu đốt thủ cấp), địa ngục Thiêu Cước (thiêu đốt chân) địa ngục Hỏa Sơn, địa ngục Hỏa Thạch, địa ngục Hỏa Lương v.v...

Bạn cũng có thể lắng nghe lời Đức Địa Tạng Bồ Tát chỉ dạy về những tội báo trong địa ngục:
Có địa ngục kéo lưỡi người tội ra mà cho trâu cày trên đó.
Có địa ngục moi tim người tội để cho Quỷ Dạ Xoa ăn.
Có địa ngục vạc dầu sôi sùng sục nấu thân người tội.
Có địa ngục đốt cột đồng cháy đỏ rồi bắt người tội ôm lấy.
Có địa ngục từng bựng lửa lớn bay tới tấp vào người tội.
Có địa ngục toàn cả thuần là băng giá.
Có địa ngục đầy vô hạn đồ phẩn tiểu.
Có địa ngục lao gai, chông sắt.
Có địa ngục đâm nhiều giáo lửa.
Có địa ngục chỉ đập vai, lưng.
Có địa ngục chỉ đốt chân tay.
Có địa ngục cho rắn sắt quấn cắn.
Có địa ngục xua đuổi chó sắt.
Có địa ngục đóng ách lừa sắt.

Những quả báo như thế trong mỗi ngục có hàng trăm ngàn khí cụ hành hình tội nhân bằng đồng, bằng sắt, bằng đá, bằng lửa này là do các hạnh nghiệp quấy ác của chúng sanh mà cảm vời ra.

Xin nêu ra đây để các bạn mường tượng về nỗi khổ của chúng sinh bị đọa vào địa ngục vô gián (địa ngục không nghỉ ngơi). Thọ mạng trong tám địa ngục nóng rất dài. Những thọ mạng ngắn nhất là của chúng sinh trong địa ngục Sống Lại Liên Tục. 50 năm của đời người bằng 1 ngày trong cõi trời Tứ Thiên Vương. 30 ngày làm 1 tháng, 12 tháng làm 1 năm; chúng sinh cõi này thọ mạng là 500 năm tính theo kiểu ấy. Vậy mà đây chỉ là 1 ngày trong địa ngục Sống Lại Liên Tục. 30 ngày như thế thành 1 tháng, 12 tháng thành 1 năm. Một đời sống trong địa ngục đó tính theo năm nhân loại là 1.62 x 10 lũy thừa 12 năm.

Ngài Thế Thân Bồ Tát có nói về thọ mạng của những chúng sinh tái sinh vào địa ngục lạnh như sau:

“Khi làm cho trống không một thùng mè
Bằng cách lấy ra từng hột
Cách khoảng một trăm năm.
Đấy là thọ mạng của những chúng sinh này.
Những địa ngục ở dưới mỗi tầng tăng lên 21 lần”.

Theo Minh Mẫn suy đoán từ lời chỉ dạy của Đức Địa Tạng Bồ Tát: tất cả các hình phạt tội nhân, cảnh tượng mà người chết thấy mình bị hành hình ra sao đều do tâm tưởng của chúng sanh khi còn sống đã làm nhiều điều ác quấy không mất đi, nó để lại dư âm xấu. Khi tứ đại trong Tiểu Vũ Trụ từ từ tan rã họ đã tưởng tượng ra những cảnh đó, và tất nhiên linh hồn bị chìm xuống vùng năng lượng thấp, nhiều âm khí, trong Vũ Trụ bao la người ta gọi đó là địa ngục chứ không có một ai tạo ra cái địa ngục đó cả. Hay nói một cách khác sự tan rã lần lượt của từng yếu tố đất, lửa, nước, gió đã “giằng, xé”, “cắn, rứt”, “thiêu, đốt” lương tâm họ khiến họ cảm thấy đau đớn, khổ sở vô cùng vì tâm tưởng của mình chiêu cảm ra. Họ đã không thể yên nghỉ ngàn thu dưới suối vàng như thân quyến của họ cầu mong cho họ, mà họ đang đi vào nơi rừng rậm, bị rớt xuống vực thẳm, bị thú dữ đuổi theo v.v..vì những ác nghiệp do mình gây ra. Một câu niệm Phật có thể cứu họ ra khỏi địa ngục. Thêm vào đó lời khai thị của thân quyến họ, những người còn sống có thể phần nào giúp họ tỉnh ngộ, thoát khỏi vòng nguy hiểm, tiến hóa, trở về với tánh không. Vũ Trụ vẫn chỉ là một khối hỗn mang, không hình tướng, không màu sắc, mùi vị, âm thanh luôn chuyển dịch thế thôi.

Những người khi còn sống hàng ngày có thực tập thiền định, niệm thần chú, trong địa ngục khổ đau do tự mình chiêu cảm ra nếu được nghe Kinh Địa Tạng, được nghe niệm Phật chắc chắn họ sẽ thoát ra khỏi địa ngục của lòng mình. Nếu tôi và bạn cũng có được Phật nhãn như Đức Địa Tạng Bồ Tát chắc chắn chúng ta cũng sẽ thấy có những linh hồn người chết đang lang thang trong không trung hoặc không biết đi về đâu hoặc cố “giãy giụa” khỏi các trạng thái của tâm sân si của mình, trở về dương trần để làm nốt những việc mà họ muốn ví dụ như trả thù, đòi nợ tình, tiền v.v..hoặc nhập vào xác người ở dương trần như một “ma Mơ” (oan nghiệp) khiến cho nhiều người trong chúng ta ở dương thế bị ốm đau, bệnh hoạn. Những ác nghiệp mà họ đã tạo trong quá khứ sẽ dẫn dắt họ trong vòng luẩn quẩn của địa ngục không biết tới chừng nào mới có ngày thoát khỏi!

Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn biết một niệm Địa Tạng, Quan Âm hay A Di Đà có năng lực hóa giải khiến cho chúng sanh đang trong địa ngục tức khắc thoát khỏi địa ngục để trở về cảnh giới của cận tử nghiệp (nghiệp sát với nghiệp khiến họ tái sanh trước khi mất thân xác vật lý). Thường thì họ được đưa về luân hồi cảnh giới (cảnh giới mà từ đó họ lại tiếp tục luân hồi sinh tử với những cái tên mà chúng ta thường nghe Trời, Người, Atula).

Với những người chết có nhiều ác nghiệp địa ngục do họ chiêu cảm ra nào là băng giá, lửa thiêu đốt, thú dữ cắn xé, ăn thịt, nào là dụng cụ hành hình tra tấn v.v.. Vậy đối với những người sống khi còn màn vô minh che phủ, cuộc sống chúng ta đầy khổ đau và chúng ta cũng đang sống trong địa ngục của trần gian? Xin lấy một ví dụ nhỏ. Giả sử người hàng xóm bị mất cắp món đồ và nghi cho bạn lấy cắp rồi kiếm cớ chửi mắng xúc phạm và vu oan cho bạn. Phản ứng của bạn sẽ ra sao? Cho Minh Mẫn “mơ” (tưởng tượng) một tí nhé. Nếu bạn là người nóng tính bạn sẽ nổi dóa lên chửi bới lại người hàng xóm một trận cho hả dạ để rồi sau đó bạn nằm lăn ra vì chứng tăng xông của mình, hoặc nếu bạn nổi máu anh hùng sẽ rủ ông ta ra ngoài đường thượng cẳng chân, hạ cẳng tay cho ông ta một bài học nhớ đời để lần sau đừng có mà bố láo để rồi người bạn phải ê ẩm vì quả đấm giáng trả của ông hàng xóm hơi mạnh v.v.. Nếu bạn là người chịu đựng bạn sẽ lặng thinh không một lời giải thích để họ muốn nghĩ gì thì nghĩ miễn mình không lấy cắp là được rồi nhưng rồi khi bạn bước ra cửa ánh mắt không ám nhìn thẳng vào ông hàng xóm, hoặc nếu bạn bị công an khu vực đến nhà điều tra sẽ cảm thấy xấu hổ, tối nằm tức trong bụng không ngủ được v.v.. Nếu bạn là người v.v.. Như thế có rất nhiều hạng người với nhiều tính cách khác nhau, cùng một sự việc, họ có thể “chiêu cảm” (tưởng tượng, suy nghĩ, cảm nhận) dẫn tới quyết định hoặc bằng lời nói, hành động khác nhau và hậu quả tác động trở lại với họ cũng khác nhau, rồi họ “sống” với những thứ đó như đang sống trong địa ngục chỉ khi nào họ có đủ minh mẫn nhìn thẳn vào sự thật, giải thích đàng hoàng với ông hàng xóm và coi chuyện đó không có gì xảy ra, bắt tay nhau chung sống vui vẻ thì bầu không khí mới cởi mở hết căng thẳng.

Vậy có phải cuộc sống này địa ngục cũng do ta tạo ra mà hạnh phúc, an lạc cũng chính ta tạo ra cho mình? Vì sao vậy? Vì đối nghịch của địa ngục là niết bàn, địa ngục ta tạo ra cho chính mình thì ta cũng có thể ung dung tự tại sống trong niết bàn. Phải làm như thế nào mới thoát khỏi địa ngục trần gian? Theo bạn có phải luôn quán chiếu về sự vô thường, thực tập hạnh từ bi hỷ xả, thiền định để định tâm?

Nếu chúng ta không có trí huệ, mọi thứ chung quanh ta đều sẽ là nguồn gốc của sự khổ. Nếu chúng ta khôn ngoan, những thứ này sẽ mang chúng ta khỏi khổ đau. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm…Mắt không nhất thiết là điều tốt, bạn biết mà. Nếu bạn đang buồn phiền, chỉ nhìn thấy người khác thôi có thể làm cho bạn tức giận và mất ngủ. Hay bạn có thể đang yêu. Yêu cũng là đau khổ, nếu bạn không đạt được điều mình muốn. Tình yêu và hận thù đều là đau khổ, bởi vì có sự ham muốn. Muốn là đau khổ. Muốn không có một thứ gì cũng là đau khổ. Muốn đạt được điều gì – ngay khi cả bạn đã đạt được nó, bạn vẫn đau khổ, bởi vì bạn sẽ sợ mất nó. Chỉ toàn là đau khổ. Làm sao có thể sống với những thứ đó? Bạn có thể có một căn nhà rộng lớn, sang trọng, nhưng nếu tâm bạn không tốt, sự việc sẽ chẳng êm đẹp như bạn tưởng.

Minh Mẫn rất thích truyện Tây Dy Ký của Ngô Thừa Ân với 81 tai nạn của thày trò Đường Tăng trên đường về Tây Trúc thỉnh Kinh. Dưới con mắt người học Phật Minh Mẫn cho rằng tác giả đã khéo léo sử dụng các hình ảnh sinh động để miêu tả sự tu hành của con người (Đường Tăng Tam Tạng) phải trải qua bao nhiêu khổ đau với 80 nạn kiếp dưới địa ngục đã phải đấu tranh để chiến thắng ma quỉ. Đồng hành cùng với Đường Tăng luôn có Tôn Hành Giả, một con khỉ sinh ra từ đá do hấp thụ tinh khí Trời Đất, nhưng rất thông minh, mưu trí, dũng cảm, thủy chung và giàu lòng vị tha. Cái hình dáng bên ngoài là con khỉ, một con vật không chịu ở yên, chân tay luôn táy máy, hết buông cái này lại nắm cái kia phải chăng là sự ẩn dụ khéo léo của tác giả muốn ám chỉ phần “con” trong con người chúng ta với cái tâm luôn vọng động, còn tố chất tốt đẹp của Hành Giả chính là tố chất cao quí của của con người, một động vật cao cấp của chúng ta? Nếu không có sự giúp đỡ đắc lực của Hành Giả, linh hồn của câu chuyện thì liệu Tam Tạng - con người mang thân tứ đại với Thân Khẩu Ý có đi đến Tây Trúc lấy được Vô Tự Chân Kinh hay không? Hành Giả vẫn rất phải phò Thày Tam Tạng (mặc dù bị Thày mình bao phen đuổi đi, hoặc niệm Thần Chú để vòng Kim Cô siết vào đầu làm cho đau đớn) tức là cần một thân tứ đại của một con người bình thường với các lục căn, ngũ trần như của chúng ta đi vào đời sống xã hội để tôi luyện. Thân tứ đại ấy luôn phải xử trí với Bát Giới, một con heo ngu muội, lười biếng, ham sắc, hay xúc xiểm, bươi móc Hành Giả. Một con Quỉ Sa Tăng đại diện cho sự độc ác, tham lam, ích kỷ luôn theo Tam Tạng trên đường thỉnh kinh. Đã bao phen Hành Giả đã xuống địa ngục gặp Diêm Vương, Thủy Long Cung gặp Long Vương, vào động yêu, lên Thượng Giới dũng cảm, mưu trí để đòi công bằng, tìm chân lý, giải thoát cho Thày tức cho chính mình khỏi vòng tai ương, vướng mắc. Đại Thánh thần thông quảng đại, mưu trí với gậy như ý vẫn nhiều khi bị mắc nạn cho chúng ta bài học là thần thông không phải mục đích cuối cùng của người tu, nếu không có trí huệ Tôn Hành Giả vẫn có thể bị Ngưu Ma Vương dùng hồ lô thâu gọn. Ngộ Không đã phải đấu tranh để không bị núi Hoa quả đầy hạnh phúc với bày con cháu tung hô mỗi khi bị Thày đuổi, luôn dũng cảm, tinh tấn tu hành để về được Tây Trúc cùng với Thày và các huynh đệ. Ở Hành Giả chúng ta cảm nhận được không chỉ Tam Tạng: Luật Tạng, Giới Tạng, Kinh Tạng; Thân, Khẩu, Ý; Ba báu Bi (sự từ bi không sát hại chúng sanh của Đường Tăng), Dũng (sự dũng cảm đương đầu với ma quỉ bất chấp hiểm nguy) rồi sau cùng nhờ hai tố chất đó đạt Trí (trí huệ của Đấu Chiến Thắng Phật); Tam Công (công phu, công quả, công trình) Tứ Lượng (tứ vô lượng tâm). Hành Giả đã chưa ngộ được tánh không ở nạn kiếp thứ 80 còn 1 thử thách phải vượt qua là buông bỏ tất cả mới đạt được Vô Tự Chân Kinh (“khi đến gặp Phật Tổ, Phật Tổ nói: “Các người ngày nay tay không đến cầu, cho nên họ mới đưa giấy trắng đó là Chân Kinh nên không có chữ, cũng là một thứ tốt”) và đã giúp cho các chúng sinh ở trong ba đường ác đạo được “độ tha”. Điểm mở mà Hành Giả đã đạt được, đã làm được là mục tiêu cho chúng ta phấn đấu đạt được.

Hành giả không là ai khác ngoài chúng ta đang trên con đường tìm Chân Lý? Nếu bạn muốn có được có 72 phép thần thông như Ngộ Không để đánh yêu tinh thì trước hết hãy “tập” đừng sợ ma và đừng để bị ma nhát và hãy cùng họ tu tập để cùng về được Lôi Âm Tự.

Gậy Như Ý của Đại Thánh tiếp tục đưa chúng ta xuống thăm chỗ tái sinh của loài quỉ đói là Kapilanagara. Đô thị của quỉ đói nằm dưới mặt đất cách 500 do tuần (một do tuần độ 40 dặm). Nơi ấy tuyệt đối không có cây cỏ và nước uống; toàn thể mặt đất hoang vu như bị lửa mặt trời thiêu đốt. Thân thể chân tay của loài quỉ đói cực kỳ xấu xí. Tóc chúng bện lại trên những cái đầu khổng lồ, những nét mặt nhăn nhúm, cổ của chúng hết sức nhỏ không thể đỡ lấy cái đầu. Chúng có những thân thể khổng lồ và một số chân tay so le gầy như những cọng rơm không chống đỡ nổi thân hình. Chúng bước đi một cách khó nhọc trăm lần hơn những người già ở cõi người chúng ta. Trong nhiều năm chúng không tìm được cái gì để uống, bởi thế trong cơ thể chúng nó tuyệt đối không có một chút nước, không có máu đỏ, máu trắng v.v.. Những bắp thịt và sợi gân của chúng được gói trong làn da khô cằn trông như một que củi khô bọc trong da thuộc màu nâu. Khi chúng di chuyển thì những khớp tay chân kêu răng rắc như củi khô hay hai cục đá gõ vào nhau. Những khớp xương chúng tóe ra những tàn lửa vì ngạ quỉ đã không có gì để ăn uống trong hàng trăm ngàn năm nên chúng vô cùng đau khổ. Lại nữa, không có một nơi nào mà chúng không không đến để tìm cầu thức ăn uống. Vì không cần biết đến những nhu cầu của thân xác trong cuộc lữ ấy nên chúng kiệt sức. Chúng rất kinh hoàng khi thấy chúa tể của đô thị quỉ đói vì sợ chết. Trong hơi nóng mùa hè, ánh trăng sáng cũng đủ đốt cháy chúng, và vào mùa đông thì ánh mặt trời cũng làm cho chúng rét lạnh, bởi vậy chúng đau đớn vô cùng.

Có ba loại quỉ đói:
Một là, loài ma quỉ mê ngoại cảnh: loài quỉ đói này trông thấy cây, nước…đều đầy nhũng trái chín, chúng mệt mỏi lê bước theo những đoạn đường dài để đến đây, nhưng khi đến nơi thì những vật ấy đều biến mất. Khi một vài quỉ đói đến được những nơi có thức ăn thì lại có những người vũ trang canh giữ không cho chúng ăn. Bởi thế ngoài nỗi khổ đói khát chúng còn bị khổ không thể tả vì thể xác kiệt sức và tâm hồn tuyệt vọng.

Hai là, loài quỉ đói bị ám ảnh nội tâm: loài quỉ này thỉnh thoảng được thức ăn nhưng không cho vào miệng được. Cổ chúng có những gút mắc làm cho sự nuốt thức ăn rất khó khăn. Một vài ngạ quỉ phải uống tạm chất mủ hôi thối từ nơi những cái bướu của chúng. Thức ăn mà chúng ăn mang hình dạng của những nghiệp khác nhau mà chúng đã tích lũy: những hòn sắt nung đỏ, những hạt trấu, mủ hay máu thịt của chính mình…những quỉ đói này phải chịu những nghiệp báo không thể chịu nổi. Thức ăn uống có thể lọt xuống cổ một vài quỉ đói nhưng liền biến thành sắt sôi khi đến bao tử, nên chẳng những không đỡ khát mà còn làm cho đau đớn vô cùng. Lại có một loại quỉ đói không bị như vậy, nhưng bụng chúng lại quá lớn không thức ăn nào làm cho đầy được. Từng tờ lửa ngọn – lửa của cơn đói tuôn ra từ miệng những quỉ đói này; lửa ma trơi chính là lửa từ miệng của những quỉ đói.

Ba là, loài quỉ có những gút mắc làm chướng ngại: ngạ quỉ này có một dọc ba cục bướu nơi cổ làm cho chúng vô cùng đau đớn, chúng la lên 5 thứ âm thanh vô cùng ghê rợn.

Nguyên nhân cho một tái sinh như thế là không rộng lượng, nghĩa là keo kiệt với những sở hữu của mình, lòng tham không đáy, đắm mê tài sản, ngăn cản người khác bố thí, ăn trộm của người, trộm của tăng chúng, phỉ báng việc bố thí…Khi một ngạ quỉ thuộc hạng cổ bị thắt gút nhận được giọt nước nào thì đấy là nhờ trong quá khứ nó đã không hà tiện khi cho nước; còn những quỉ đói khác không có cái may mắn để hưởng chút nước nào.

Ngày nay những người hà tiện được khen là “khôn ngoan” nhưng đặc biệt thói hà tiện là một nguyên nhân tái sinh làm ngạ quỉ. Chúng ta hành xử một cách hà tiện, nên điều chắc chắn là ta sẽ tái sinh thành quỉ đói sang năm hay nhiều nhất là bốn mươi năm sau nếu chúng ta không vào địa ngục.

Vì thế có câu nói dành cho ngạ quỉ là:

“Tham lam bỏn sẻn,
Ích kỷ ghét ganh,
Thấy lợi giành tranh,
Đói khổ hoành hành”.

Đặc điểm của cảnh giới súc sanh là sự thiếu vắng cảm giác hỷ lạc, tâm thức hài hước. Biểu tượng của cõi này là thế giới thú vật. Chúng có cảm giác hạnh phúc hay đau khổ, nhưng không hề biết cười.

Trong đời sống hàng ngày ta sẽ đi vào cõi này một khi chỉ nhắm mắt đi theo một quan điểm cực đoan nào đó, hoặc một khuôn khổ lý thuyết nhất định, rồi tuyệt đối tin tưởng vào đó, một cách cố chấp, không suy xét, không thay đổi. Một con người như thế có thể rất siêng năng cần mẫn và vui lòng với cuộc sống, như một bác nông phu với cái cày và cách thức canh tác của mình, như một thương gia, một người cha trong gia đình, chỉ mong muốn không có gì bất ngờ xảy ra, tránh mọi bất trắc. Tất cả đều theo những tiêu chuẩn, lề luật đã định sẵn, tất cả phải đều được tính toán từ trước. Trong cảnh giới súc sinh, mỗi một điều lạ, mỗi một bất ngờ là một thứ tai họa và sẽ là nguyên nhân gây sợ hãi, hỗn loạn giữ dội.

Súc sinh trải qua 5 nỗi khổ: ăn thịt lẫn nhau, ngu si ám chướng, nóng lạnh, đói khát, bị khai thác hoặc sai làm việc nặng. Nỗi khổ súc sinh nhẹ nhất trong ba đọa xứ, nhưng tái sinh vào đấy thì có nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau. Những thú vật có thân thể khổng lồ như loài thủy quái… thân thể dài nhiều do tuần. Nhiều thủy quái thuộc loài cá, những thủy quái khác làm cá voi có thể nuốt chúng và ngay nhũng cá voi lớn cũng nuốt cá bé. Nhiều sinh vật nhỏ cư trú trong thân thể của những thủy quái để ăn thịt. Đến khi chúng không thể chịu đựng được nữa, chúng cọ xát thân thể mình vào những tảng đá dưới nước làm cho những sinh vật ăn bám cơ thể chúng phải chết, và đại dương bị nhuộm đỏ nhiều do tuần.

Những sinh vật lớn nuốt sinh vật bé trong khi những sinh vật nhỏ bé ăn rỉa những sinh vật lớn. Những thú vật ở đại dương chồng chất lên nhau và bị ăn thịt từ sau lưng. Những chúng sinh tái sinh dưới đáy biển sâu, giữa các lục địa không nhận ra nhau, mẹ không nhìn ra con và ngược lại, chúng ăn bất cứ gì rơi vào mồm và bởi thế chúng sống nhờ ăn nuốt lẫn nhau.

Ngay cả những loài vật trong cõi người cũng ăn lẫn nhau: diều hâu ăn chim, chim ăn sâu bọ, những con thú ăn mồi và thú rừng ăn lẫn nhau…

Có thể nói súc sanh là cõi của những:

“Ngu si biếng lười,
Dối gạt, móc bươi,
Làm thân súc vật,
Đền trả cho người”.

Chúng tôi thở phào nhẹ nhõm vì vừa thoát khỏi cảnh giới của ba ác đạo, và giờ đây gậy như ý của Tề Thiên Đại Thánh giúp chúng tôi lên thăm cõi Địa Tiên, Nhân Hiền. Cảnh vật thật là xinh đẹp, con người to lớn hơn ở Trần Gian, họ không già, không bệnh tật ốm đau, sống với thiên nhiên, khỏi phải làm lụng vất vả, khỏi bận đến tâm đến cơm ăn áo mặc, hàng ngày chỉ lo tu hành, luận đạo, nghe thuyết pháp, châu báu chất đầy. Những người khi còn sống ở cõi thế trọn hiếu, trọn trung hoặc trọn tiết mà không phạm tội sát sanh hại mạng, không hủy báng Tam Bảo khi chết được về cảnh Địa Tiên, hàng ngày do họp đạo tu thêm lần đắc quả về cõi trời mà lo tu nữa.

Cõi Hồng Trần của chúng ta còn có tên là Đại Thiên Thế Giới vì bản thể con người là Tiểu Thiên Thế Giới. Cõi Địa Tiên còn có danh là Quần Tiên Đại Hội vì ở đó các vị Địa Tiên thường hội họp để lo điều động công việc ở cõi Trần. Được biết khi hành giả lên cõi này sẽ gặp ngay cuộc thử thách về danh vọng: ở đó người ta trương ra một tấm bảng có sẵn tên của hành giả, đón chào hành giả và mời ở lại luận bàn về việc đề nghị hành giả sẽ chấp nhận một chức vị Vua hay Tổng Thống một quốc gia ở cõi Trần, hoặc chấp nhận một chức Giáo Chủ một tôn giáo nào đó. Ở trường hợp này, nếu lòng hành giả còn ham phú quí tất hành giả sẽ chấp nhận. Khi chấp nhận ở lại đó thì hồn phải bỏ xác thân hiện tại. Sau đó, Quần Tiên sẽ xem xét hành giả thích nhận chức vị gì ở quốc gia nào, thì sẽ cho hồn đầu thai xuống nơi đó và sẽ có địa vị đó, vì mọi việc ở cõi Trần đều do Quần Tiên điều khiển, nhất là việc thuộc chính trị, cách mạng và tôn giáo. Nhận địa vị đó rồi khi chết hồn sẽ phải luân hồi. Nếu hành giả là người quyết tâm tu giải thoát thì chỉ nên ghé qua, từ chối mọi lời mời của giới Địa Tiên.

Nhân đây xin nói thêm trường hợp các Đấng Thiêng Liêng mượn xác những người bình thường tiếp điển chỉ dạy cho nhân loại hoặc dùng phương tiện chữa bệnh… để giáo hóa chúng sinh cũng vì luồng điển của Ơn Trên quá thanh nhẹ, chúng ta người phàm mắt thịt không nghe, không thấy được nên mới phải dùng phương tiện đó. Những Bậc đã đắc đạo như Đại Đức Rampa, Hòa Thượng Tuyên Hóa, Đức Dalai La Ma… phải đi khắp nơi nói pháp, chữa trị bệnh, dạy thiền định cho chúng sinh nhưng không vì thế mà các Ngài bị Luân Hồi. Các Ngài xuống Trần vì tâm nguyện cứu độ chúng sinh và cũng đã và đang khoác áo Địa Tiên.

Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn biết: Cõi Địa Tiên rất gần với Hồng Trần (cách chúng ta khoảng 10 năm ánh sáng Thiên), những linh hồn ở cõi này vẫn còn lớn, ngang với xác thân, từ cõi Trung Thiên trở lên hồn mới bắt đầu có kích thước nhỏ hơn. Ở cõi Thiên Tiên và cõi Phật thanh nhẹ vì đã trút bỏ được các lớp trược, vì thế ở cõi này linh hồn có kích thước bằng hai gang tay người lớn.

Người ta còn dùng từ Tứ Đại Thiên Vương để chỉ cõi Địa Tiên. Chư Thiên ở đây cao nửa dặm, thọ 500 tuổi (lấy 50 năm nhân gian làm 1 ngày 1 đêm), nam nữ ôm nhau mà thành dâm dục. Ở chỗ nửa chiều cao Núi Tu Di, Tứ Thiên Vương nắm quyền thống lãnh các cõi Trời thấp hành hơn, gồm: 1.Kiên Thủ Thiên 2. Trì Hoa Man Thiên 3. Thường Phóng Dật Thiên. Chỗ ở của ba cõi Trời này từ chân Núi Tu Di lần lượt trở lên trên đều là Dạ Xoa, Quỉ Thần hưởng phúc như Chư Thiên. 4. Nhật Nguyệt Tinh Tú Thiên; vận hành vòng quanh và ở lưng chừng Núi Tu Di, bằng với cõi của Trời Tứ Thiên Vương.

Gậy Như ý tiếp tục đưa chúng tôi lên thăm các Cõi Trời thường được gọi là Cõi Ngọc Hoàng hoặc Cõi Thiên Vương hoặc Trời Đao Lợi (theo tiếng Phạn dịch là Tam thập tam nghĩa là ba mươi ba), mỗi cõi có một Vị Vua cai Trị. Đừng lẫn Ngọc Hoàng ở đây với Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn – Cha của toàn thể Càn Khôn Vũ Trụ. Các cõi này còn gọi là các Từng Trời vì độ bậc thanh nhẹ khác nhau tưởng như có tầng lớp vậy. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã nhiều lần nhắc đến ba mươi ba tầng trời này: nơi đó chia ra làm 33 nước trời, 32 nước ở bốn phương xung quanh, mỗi phương 8 nước; chính giữa là Thiện Kiến thành, cung của trời Đế Thích, vị trời này quyền thống nhiếp cả 33 nước trời. Đương thời đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tại cung Trời này mà thuyết pháp trong 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Thánh Mẫu là Hoàng Hậu Maya sanh mẫu của Thái Tử Tất Đạt Đa. Bảy ngày sau khi hạ sanh Thái Tử, bà bỏ thân người sanh lên cõi trời Đao Lợi. Bấy giờ, Đức Phật sắp nhập diệt, Ngài ngự lên đó nói pháp, trước để đáp ơn sanh thành, sau nhân đó mà giáo hóa hóa hàng Chư Thiên, cùng Long, Thần bát bộ và cả thảy Thánh, phàm. Chư Thiên ở đây thân cao một dặm, thọ 1000 tuổi (lấy 100 năm nhân gian làm 1 ngày 1 đêm). Nam nữ ôm nhau mà thành dâm dục, ở trên đỉnh Núi Tu Di. Các linh hồn ở đây được học những bài học về Trí để xem xét trí óc có đủ thông minh để đối phó với những điều mà mình thấy hay không, ví dụ thấy một con sông nhưng không có đò qua, hoặc một tòa nhà chắn giữa lối đi. Trí phải đủ sáng để nghĩ cách qua sông hoặc vào nhà.

Cảnh giới của các Vị Trời Dạ Ma có nam nữ cầm tay nhau mà thành dâm dục, Chư Thiên ở đây thân cao 1,5 dặm, thọ 2000 tuổi (lấy 200 năm ở nhân gian làm 1 ngày 1 đêm).

Cảnh giới khoái lạc, dân cư có hạnh phúc là trời Đâu Suất. Chư Thiên ở đây thân cao 2 dặm, thọ 4000 tuổi (lấy 400 năm nhân gian làm 1 ngày 1 đêm). Nam nữ nhìn nhau cười mà thành dâm dục. Các vị Bồ Tát đã thực hành tròn đủ các pháp cần thiết để đắc quả Phật đều cư ngụ ở cảnh giới này, chờ cơ hội thích nghi để tái sinh vào cảnh người lần cuối cùng. Chúng sinh ở đây được nghe Đức Di Lặc giảng pháp, tu hành thành Phật. Ngươn Ba hay Đại Hội Long Hoa kỳ Ba Đức Di Lặc sẽ giáng thế và lịch sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni kỳ Hai sẽ được chúng sinh biết đến khi Ngài Di Lặc thành đạo dưới cội Long Hoa.

Hóa Lạc Thiên là cảnh giới của những Vị Trời ở trong cung điện to lớn đẹp đẽ. Chư Thiên ở đây thân cao 2,5 dặm thọ 8000 tuổi (lấy 800 năm ở nhân gian làm 1 ngày 1 đêm), nam nữ nhìn nhau đắm đuối mà thành dâm dục. Tha Hóa Tự Tại là cảnh giới của những Vị trời có khả năng tạo thêm những vị khác để phục vụ mình. Chư Thiên ở đây cao 3 dặm, thọ 16000 tuổi (lấy 1600 năm nhân gian làm 1 ngày 1 đêm), nam nữ nhìn nhau giây lát mà thành dâm dục.

Chư Thiên trong các cảnh Trời Dục Giới của 6 tầng trời nói trên đều là hóa sanh, bỗng nhiên xuất hiện dưới hình thức một thiếu nữ hay thanh niên 15, 16 tuổi. Hai tầng trời Tứ Thiên Vương và Đao Lợi dùng ánh sáng mặt trời. Bốn tầng trời Dạ Ma, trời Đâu Suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại tự có ánh sáng riêng, nương mây mà ở.

Từ trời Phạm Chúng, trời Phạm Phụ đến trời Sắc Cứu Cánh, trời Ma Hê Thủ La thuộc về cõi Sắc (có sắc nhưng không còn lòng dục nhiễm).

Cõi Vô Sắc có bốn tầng, chỉ có định quả thân chứ không có thân về sắc chất: Không Vô Biên Xứ Thiên; Thức Vô Biên Xứ Thiên; Vô Sở Hữu Xứ Thiên; Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên.

Có thể nói cảnh giới A Tu La cao hơn loài người một bậc. Đặc trưng của cõi này là mối liên hệ với nhau rất cao, đặt trên một trình độ tri thức phát triển. Vừa rời chân tâm trống rỗng vắng lặng đi vào cõi A Tu La, thần thức có cảm giác rơi vào một nơi hoang địa và khôn ngoan quan sát rình rập mọi thứ. Trong thần thức nảy sinh một mối nghi ngờ với tất cả và luôn tìm cách thắng cuộc. A Tu La là cảnh giới của những âm mưu quỷ quyệt, của những sự khôn ngoan gian hùng, những toan tính lớn lao liên quan đến toàn xã hội. Những vị Thần đó:

“Phước báu như Trời

Đức lại kém vơi
Sân hận, tật đố
Tranh đấu mọi nơi”.

Từ trong chân tâm thanh tịnh, thần thức bỗng khởi lên niềm hỷ lạc và muốn lưu giữ niềm vui đó. Thay vì lưu trú trong thức vô ngã, thần thức cảm giác về một tự ngã và muốn giữ gìn tự ngã đó trong một trạng thái đại định. Đó là ý muốn duy trì đời sống trong trạng thái thiền định sâu lắng, an lạc. Thần thức ngần ngại không muốn lưu trú trong cảnh giới vô ngã, chỉ muốn an trú vào một nơi nào đó, muốn là một cái gì đó. Các Chư Thiên là những vị:

“Khéo tu thập thiện

Tạo phước, cúng dường
Sắc, vô sắc thiền”.

Như Minh Mẫn đã phân tích với các bạn thấy Dế Mèn đã được sinh ra từ bụng mẹ và đã có thân tứ đại, mang hình dáng một con người như thế nào. Cảnh giới người có hạnh phúc, khổ đau lẫn lộn. Các vị Bồ Tát thường chọn tái sinh vào kiếp này vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để phục vụ và hành những pháp cần thiết để thành tựu đạo quả Phật. Kiếp cuối cùng của Bồ Tát luôn luôn ở cảnh người.

Những trường hợp thực hành “ngũ thường”, giữ “ngũ giới” cảm sanh về cõi người:

“Giữ gìn ngũ giới

Hoặc ít hoặc nhiều
Sang, hèn, thọ, yểu
Theo nghiệp cảm chiêu”.

Thực hành “ngũ thường”: ăn ít, ngủ ít, nói ít, bố thí, trì giới.
Giữ “ngũ giới”: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt.

Cõi người của 4 châu thiên hạ, phân bố trên biển ở 4 mặt Núi Tu Di như sau:
Đông Thắng Thần Châu có hình dáng như mặt trăng tròn, dọc ngang 9000 do tuần. Người tái sinh về cõi này trong tối tăm vẫn thấy được sắc màu, tai nghe được tiếng tên bay.

Tây Ngưu Hóa Châu: phía đông hẹp, phía tây rộng, hình dáng như nửa mặt trăng, dọc ngang 8000 do tuần. Người ở châu này dùng bò để mua bán trao đổi. Người Tây Châu cách núi cũng thấy, mắt không thể nghe.

Nam Thiệm Bộ Châu (Nam Diêm Phù Đề); phía nam hẹp, phía bắc rộng, dọc ngang 7000 do tuần. Châu này có Tòa Kim Cang là chỗ mà Chư Phật thành đạo ngồi. Người Nam Châu có 5 điều tốt: dũng mãnh, nhớ dai, hay tạo nghiệp lành, phát tâm cầu chí đạo, kham tu phạm hạnh và Phật xuất thế ở châu này. Người Nam Châu có tuổi thọ ngắn. Chúng ta là người đang sống ở châu này. Quả địa cầu chúng ta đang sống mang số 68 trong 72 quả địa cầu. Người thông minh nhất của quả địa cầu số 68 không bằng thường dân của quả địa cầu số 67, tương tự như thế người thông minh nhất của quả địa cầu số 67 không bằng thường dân của quả địa cầu số 66…

Bắc Cu Lô Châu: hình vuông, dọc ngang 10000 do tuần. Ở đây cảnh trí và điều kiện sống tốt đẹp nhất trong 4 châu. Người Bắc Châu dù bị núi ngăn che vẫn thấy suốt không ngại, âm thanh lớn nhỏ xa gần đều nghe. Người Bắc Châu dù có si phước sống lâu nhưng không có trí tuệ nên không thể tiến tu đạo nghiệp, chư Phật cũng không xuất thế ở châu này nên cũng bị kể là 1 trong 8 nạn.

Ngài Long Thọ Bồ Tát có đề cập về tám nạn – tám chướng ngại như sau:

“Có tà kiến, làm súc sinh,

Làm quỉ đói, sinh vào địa ngục,
Thiếu Phật pháp vì sinh nơi biên địa, mọi rợ man ri
Ngu si câm điếc, hoặc làm trời trường thọ;
Tái sinh làm hạng nào trong tám hạng ấy đều là những chướng nạn không thuận lợi”.

Những vị trời trường thọ là như sau: được sinh vào cõi sắc và vô sắc là một trong những quả báo tốt nhất mà bạn có thể có, tuy nhiên khi những vị trời được sinh vào các cõi ấy, họ nghĩ, “ta đang rời khỏi tái sinh làm trời”. Trong thời gian còn lại trên cõi trời họ chỉ có mê mẩn trong trạng thái nhất tâm tịnh chỉ tới nỗi họ giống như đang ngủ một giấc dài, họ lãng phí toàn thể cuộc tái sinh của mình bằng cách hoàn toàn vô nghĩa như thế. Vì thế bạn đừng bao giờ khởi lên ước nguyện tái sinh làm một vị trời để ăn sung mặc sướng vì những lạc thú của cõi trời sẽ làm cho bạn quên đi Phật pháp.

Cảnh giới của Trời Dục Giới cùng với hàng người, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục còn được gọi là Hạ Giới. Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm (theo danh từ mà Đức Phật dùng để chỉ những người đã chứng quả vị) có đạo nhãn và thần thông từ một Tiểu Thế Giới (4 cõi ác thú, 4 đại châu, 1 Núi Tu Di, 1 nhật nguyệt, 6 cõi trời Dục giới và 1 cõi Sơ thiền) đến chu vi 1 Trung Thiên thế giới còn nằm trong cảnh Trời Thanh Thiên, Huỳnh Thiên, Xích Thiên, họ còn phải tu tập nhiều hơn nữa để thăng tiến lên cảnh giới Trung Thiên.

Nằm phía trên Dục Giới, cảnh giới các Vị Phạm Thiên, những Vị Trời đã từ bỏ dục vọng và đang thọ hưởng hạnh phúc của thiền. Cảnh giới này có hình chất, không có sự dâm dục nam nữ, không mặc áo mão cũng như mặc, dùng thiền duyệt và pháp hỷ làm thức ăn. Những chúng sanh chứng quả từ sơ thiền đến tứ thiền được sanh về cảnh giới này hay còn gọi là Trung Giới. Các Chư Thiên ở đây có thân cao từ 20 dặm đến 16000 do tuần, tuổi thọ từ nửa trung kiếp cho đến 16000 đại kiếp.

Ở các cõi này linh hồn được học những bài học, về mặt Dũng, được thử thách về lòng dũng cảm.

Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn sự khác nhau giữa Địa Tiên và Tiên Thiên như sau:














ĐỊA TIÊNTIÊN THIÊN
Thuộc về ĐịaThuộc về Thiên
Thờ Địa MẫuThờ Thiên Mẫu
Nghe lệnh từ Tiên Thiên
Hoạt động theo chiều âmHoạt động theo chiều dương
Có 36 loạiCó 72 loại
Lĩnh vực hoạt động: 12 tầng (thiền định)Lĩnh vực hoạt động: 24 tầng (thiền định)
Ý chí tiến thủ: rụt rèÝ chí tiến thủ: dũng mãnh
Vào năm Tận Thế (Long Hoa): tiêu diệtVào năm Tận Thế (Long Hoa): tồn tại
Cai quản các vấn đề của cõi Hồng TrầnCai quản các vấn đề của cõi Thiên
Có 72 phép nín thởCó 72 phép giá vũ
Có 72 phép hô hấpCó 72 phép đằng vân

Sáu cảnh giới trên là đối tượng của toàn thể cuộc sống trong cõi luân hồi, đồng thời cũng là sáu cửa ngõ để trở về với chân tâm không sanh không diệt. Sự hiểu biết về sáu cảnh giới này sẽ giúp ta hiểu được những cảnh tượng mà thân trung ấm nhìn thấy, những cảnh khi ta được khai mở thần nhãn nhìn thấy. Sáu cõi này cũng chính là sự thay đổi tâm lý của con người trong những tình huống khác nhau. Nếu hiểu cái tôi là thể chất bằng xương bằng thịt, thì sáu cõi đó có tính khách quan, còn nếu hiểu được cái tôi bao gồm cả tâm thức phân biệt sáu cõi đó không gì khác hơn chính là các cảnh giới được dẫn dắt đến bởi nghiệp lực của mỗi người.

Luân hồi cảnh giới là nơi trước khi cho đi đầu thai người ta thâu hồn nhỏ lại, theo Định luật luân hồi. Nếu một linh hồn người gian ác mà phải đọa làm kiếp thú vật thì trước khi đi đầu thai người ta bắt nó phải uống một thứ nước sông, để hóa ra hình thú vật, và chấm một thứ cây cọ vào lưỡi khiến không nói được nữa. Ở đây hành giả sẽ học được những bài học về lòng từ bi.

Đức Phật đã chỉ dạy muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử phải thấy được nguyên nhân gây ra nó tức là ba độc: tham, sân, si, thấy được nguyên nhân của khổ đau và ước nguyện thoát khổ.

Những chúng sinh trong cõi trung ấm sắp tái sinh vào địa ngục có màu sắc như những khúc gỗ đã cháy; những chúng sinh nào sắp tái sinh làm quỉ đói có màu nước; những chúng sinh sắp biến thành súc sinh có màu xám tro; những chúng sinh sắp sinh làm người hay chư thiên cõi dục có màu vàng ròng. Những chúng sinh sắp trở thành chư thiên ở sắc giới thì có màu trắng trong cõi trung gian. Không có cõi trung ấm cho những chúng sinh tái sinh vào cõi vô sắc.

Nào bạn hãy cùng Minh Mẫn thử lý giải về một vài màu sắc mà chúng sinh chiêu cảm khi họ sắp tái sinh về cõi đó nhé. Tâm địa đen tối, xấu xa, độc ác, bất hiếu, bất kính tạo thành nhiều tầng lớp dày đặc bao bọc quanh tâm trong sáng của chúng sinh khiến chúng như bị bịt mắt chỉ thấy một màu tối đen như mực hay như đêm ba mươi. Địa ngục đầy khổ đau chiêu cảm cho họ. Người ta thường nói lòng tham vô đáy. Cũng giống như lòng tham, nước có đặc tính dễ thẩm thấu vào vật và có hình dạng của vật chứa đựng nó. Nước còn là yếu tố liên kết cho sự nắm giữ của tâm tham. Cho đến lúc sắp trở thành ngạ quỉ chúng sinh vẫn còn trải lòng tham lam bỏn sẻn của mình vào tất cả đối tượng mà chúng thấy như là yếu tố, phương tiện cho tâm ham muốn nắm giữ: nước.

Minh Mẫn được Thày cho phép “mơ” về cõi Thượng Giới nơi các Vị Phật an trú trong cảnh Niết Bàn. Theo cuốn sách “Thượng Đế giảng chân lý” Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn có nói rằng các Vị Phật cũng cần xuống Hồng Trần để học những bài học về Dũng, để Hoàn Nguyên tức trở về cõi Hư Không Đại Định (Đại Niết Bàn). Các Vị Phật đó là ai nếu không phải là chính chúng ta xuống cõi Hồng Trần, để tôi luyện, học thêm các bài học cần thiết cho sự tiến hóa của mình. Vì sao vậy? Cổ Đức có nói: “ Trước niệm không sanh tức tâm, sau niệm không sanh tức Phật”, nghĩa là khi niệm chưa khởi đó là tâm chân thật, và khi niệm đã lỡ sanh rồi, một lát sau nó lại lặng mất (chưa có niệm kế tiếp), thì chính cái rỗng lặng mà hằng biết rõ sau khi niệm lặng đó là chân tâm hiện diện nên nói là “sau niệm không diệt tức Phật”. Chính cái chỗ rõ biết rỗng lặng khi chưa có niệm và sau khi niệm lặng đó nó luôn an định sáng suốt không sinh không diệt, là tâm Phật của mỗi người sẵn có vậy. Song phàm phu mê muội lại cho những ý niệm là mình nên quên đi cái rỗng lặng sáng suốt ấy mà có đủ chuyện khổ đau.

Nếu người biết tu không phải đợi ngồi một chỗ mới gọi là tu, ở ngay trong đời sống hàng ngày tuy hoạt động nhưng vẫn tu được, miễn sao sáu căn tiếp xúc ngũ trần cái Biết vẫn hằng hữu nơi sáu căn, mà đừng cố chấp dính mắc các pháp thì ngay đó là phật pháp, là cảnh giới Phật. Làm tất cả việc mà không đắm nhiễm nên tâm không chao động, lại sáng suốt làm lợi ích cho nhân loại nên định và huệ đều đầy đủ. Đó là địa vị Phật. Mà Phật là Giác. Giác tức là Biết. Giác Ngộ là Nhận Ra cái Biết hằng ngày để sống. Minh Mẫn chỉ dám mơ tới chỗ này thôi.

Nếu ta nói có địa ngục, có khổ đau nhưng ngày nay con người chúng ta đã làm gì để cho nhân loại bớt khổ? Hàng ngày bạn đều nghe tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chiến tranh, chém giết khắp nơi, những vụ khủng bố giết người hàng loạt vì mâu thuẫn sắc tộc, quyền lợi của cái gọi là quốc gia. Vì lòng tham không đáy người ta chế tạo bom nguyên tử, tàn phá rừng, hủy hoại lá phổi của Trái Đất, đào bới lòng đất để khai thác dầu mỏ, than đá, nước ngầm, ngăn chặn các dòng chảy trái với qui luật tự nhiên, sản xuất các chất gây hiệu ứng nhà kính phá hủy tần ô zôn, sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, biến đổi gien để tạo thêm cho mình nhiều lợi nhuận hơn v.v.. Và kết quả bạn thấy đó: thiên nhiên ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, con người đã phải chịu nhiều sự “phản hồi” từ những hành động điên rồ của mình với những trận động đất, bão, hạn hán, ngập lụt cướp đi sinh mạng hàng vạn người trong thời gian gần đây. Chúng ta giương khẩu hiệu nhân đạo nhưng nước giàu vẫn cướp bóc nước nghèo, hàng tỷ đô la vẫn được đổ vào vũ khí đạn dược một cách vô nghĩa, nhiều tấn thực phẩm, hàng hóa có thể bị tiêu hủy nhưng hàng triệu người vẫn đang bị đang bị đói lương thực, khát nước sạch. Ở đâu đó người ta sản xuất thuốc điều trị AIDS nhưng thử hỏi bệnh nhân các nước nghèo có tiền mua nổi hay không? Ở đâu đó người ta vẫn sản xuất, vận chuyển, buôn bán ma túy, điều chế ma túy tổng hợp để đưa con người xuống địa ngục của địa ngục. Tình thương của chúng ta ở đâu? Thế giới của chúng ta sẽ đi về đâu hả các bạn? Tôi và bạn đã làm gì để góp phần giúp cho quả địa cầu 68 của chúng ta trở thành Thiên Đàng?

Tổ Huệ Năng có nói:
“Chúng ta nên đi tìm Phật tánh trong cốt tủy của tâm. Không nên phí công tìm kiếm ở bên ngoài mình. Kẻ nào không biết gì về tự tánh của tâm mình là chúng sinh. Còn ai thấy được tự tánh ấy, người đó là Phật”. Phật ở đây không phải là một nhân vật lịch sử, nhưng là sự tự do không còn bị chi phối bởi những sự bất thiện, một tâm hoàn toàn thanh tịnh. Đó là đức Phật mà tất cả chúng ta đều phải trở thành.

Như bạn thấy đấy từ cõi thấp nhất là địa ngục cho đến cảnh giới cao nhất mà ta dùng từ ngữ tạm gọi là Đại Niết Bàn đều có trong bản thể con người, do tâm giả kiến tánh của ta chiêu cảm ra và đặt ra cho nó với các tên gọi khác nhau. Ở bất cứ cảnh giới nào nếu chúng ta có lòng tưởng Trời Phật thì khắp các cõi chúng ta đều được Đấng Thiêng Liêng dang tay cứu độ. Các Ngài đứng dưới các Hồng Danh như Địa Tạng Bồ Tát, Quan Thế Âm Bố Tát, Thích Ca Mâu Ni Phật, Di Lặc Bồ Tát, A Di Đà Phật, Thái Thượng Lão Quân, Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn, Đức Chúa Trời, Đức Mẹ Maria v.v.. để kêu gọi những đứa con ngu dại của mình mau tỉnh ngộ trở về với Cha Mẹ chúng đang ngày đêm trông đợi mỏi mòn. Ở đâu cũng là Điểm Mở cho chúng ta “Mơ” (tu tập điều tức tâm) để đạt “Mơ” (giải thoát khỏi tâm giả kiến tánh của mình).

Xin mượn lời Đức Phật chỉ dạy trong Kinh Hoa Nghiêm giúp chúng ta phần nào có ý niệm về Tâm:

“Tâm như họa sĩ khéo:

Vẽ thế giới muôn màu,
Cảnh ngũ ấm thế gian,
Không pháp nào không tạo”.

Bạn xem lại Đức Phật chỉ dạy trong đoạn Kinh Phật Thuyết bào Thai: “Khí gây ra các hiện hành của tâm sở trong trạng thái trung ấm tan rã, và lúc đó, màn tâm thức xuất hiện, đỏ tăng và đen cận mãn hé rạng theo thứ tự. Các thứ này và ánh tịnh quang của sự chết của thần thức hiện ra rất nhanh chóng”.

Thày chỉ dạy sau khi tứ đại tan rã, năm hiện tượng ở mức ý thức phải xuất hiện theo thứ lớp. Năm hiện tượng này là: 1. Tâm thức của 80 tâm sở hiện hành, 2. Tâm thức màn trắng tỏa ra, 3. Tâm thức màn đỏ tăng dần tỏa ra, 4. Tâm thức màn đen cận mãn, và 5. Tâm thức ánh tịnh quang của sự chết.

Tám mươi tâm sở hiện hành chia làm ba nhóm: 33 tâm sở của tâm thức màn trắng xuất hiện, 40 tâm sở của tâm thức màn đỏ tăng dần, 7 tâm sở của tâm thức màn đen cận mãn.

Ba mươi ba tâm sở gồm:
1. Không tham muốn nhiều: tâm thức không tham muốn đối tượng.
2. Không tham muốn vừa.
3. Không tham muốn ít.
4. Ý thức tìm và đến: ý thức đi tìm đối tượng bên ngoài và tìm đến đối tượng bên trong tâm thức.
5. Buồn nhiều: ý thức đau khổ vì xa lìa đối tượng vừa ý.
6. Buồn vừa
7. Buồn ít
8. An tịnh: tâm thức trụ trong an lạc
9. Khái niệm: tâm dao động vì sức sáng của đối tượng
10. Sợ hãi nhiều: sợ hãi phát sinh khi gặp phải đối tượng không vừa ý
11. Sợ hãi vừa
12. Sợ hãi ít
13. Dính mắc nhiều: dính mắc vào đối tượng vừa ý
14. Dính mắc vừa
15. Dính mắc ít
16. Chấp thủ: tâm thức trọn vẹn dính mắc vào các đối tượng của dục giới
17. Bất thiện hay si mê: tâm nghi ngờ các giá trị của thiện nghiệp
18. Đói: tâm ham muốn thức ăn
19. Khát: tâm ham muốn thức uống
20. Cảm thọ nhiều: tâm nhận biết lạc thọ khổ thọ và vô ký
21. Cảm thọ vừa
22. Cảm thọ ít
23. Khái niệm của người biết
24. Khái niệm của sự biết
25. Khái niệm của đối tượng được biết
26. Quán cá nhân: tâm phân tích nhận ra cái gì là tốt và không tốt
27. Tàm: tâm tránh làm điều bất thiện vì thấy là sai, hoặc vì thọ giới của tôn giáo.
28. Từ: ước muốn thoát khổ đau
29. Tha thứ: tâm hoàn toàn che chở đối tượng quán sát
30. Tham muốn gặp gỡ cái đẹp
31. Lo ngại: tâm mê muội, không trụ nơi an ổn
32: Thủ: tâm tích trữ của cải
33. Ganh tỵ: tâm phiền não vì ganh ghét sự giàu có của người khác.

Xuyên suốt 33 tâm sở nói trên là là các tâm thức thô hình thành do năm thức của các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, là cái tham, một khái niệm mà chúng ta thường nói với nhau phàm là con người ai cũng có cái tham: tham của cải, tham sắc, tham danh, tham lợi…Vậy theo bạn tham là cái gì, có phải là tâm ham muốn nắm giữ? Chính vì ham muốn nắm giữ, muốn sở hữu nên chúng ta bị mắc kẹt trong đó và cuối cùng chủ nhân lại quay trở lại làm nô lệ cho cái tham.

“Căn bản” là tài sản của một người khác. Giả sử khi đi chợ bạn trông thấy một món hàng hấp dẫn và nghĩ “ước gì ta có được!” và khao khát nó gần như muốn ốm. Sự “nhận ra” là biết được một vật đặc biệt nào đó làm căn bản cho lòng tham của bạn. Động lực, hành vi và bước cuối phải được xem là những nhiệm vụ của một ý định duy nhất. Động lực là ý nghĩ “ước gì vật này là của ta!”. Vọng tưởng là một trong ba độc. Hành vi là khi ý nghĩ càng mãnh liệt, và bạn quyết định mình phải tìm cách nào khiến cho vật ấy biến thành của mình. Bạn cũng có thể tham ngay cả những sở hữu của bạn.

Vậy làm thế nào để đối trị cái tham? Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn phải:
1. Thường xuyên quán tưởng của cải, danh lợi, sắc đẹp là vô thường (phù du) có đến phải có đi, có được phải có mất, ta không thể nào nắm giữ chúng mãi được.

2. Xét về bản chất, nó (cái tham) là không không cũng như tự tánh của Tâm ta, sở dĩ nó khiến ta điên đảo vì cái tâm giả kiến tánh của mình tạo ra cho nó những “tự tánh” không tưởng. Ví dụ người đời thường coi trọng tiền bạc hơn tình cảm và họ đặt câu vè về tiền là:

“Tiền là Tiên, là Phật
Là sức bật con người
Là tiếng cười tuổi trẻ
Là sức khỏe ông già
Là cái đà danh vọng
Là cái lọng che thân
Là Thần Công Lý
Tiền là hết ý!”.

Thật ra tiền không phải là tất cả có đúng không các bạn? Nó không thể giúp chúng ta thoát khỏi tay Thần Chết, nó không giúp chúng ta khỏi đau bệnh. Tiền không mua được hạnh phúc. Người minh mẫn là người biết cách sử dụng nó một cách minh mẫn: coi nó là phương tiện nuôi sống bản thân, duy trì cuộc sống gia đình và khi cần thiết dùng nó như một nô bộc tốt để giúp đỡ mọi người.

3. Đặt gánh tham xuống khỏi đôi vai của mình cho nhẹ gánh trên con đường tu là đã thành công được 50%.

Xin trích dẫn lời Đức Phật chỉ dạy về phạm vi sinh khởi để kết thúc phần trình bày về cái tham của tâm sở: “Bất cứ thứ gì bạn có, đừng có nó”. Hãy để nó ở đó, nhưng đừng làm cho nó thành của bạn. Bạn phải hiểu sự có và không có này, biết được bản chất của chúng. Đừng quanh quẩn trong sự đau khổ.

Bốn mươi tâm sở tiếp theo là:

1. Tham ái: chấp trước vào đối tượng chưa chiếm hữu được
2. Thủ: giữ chặt đối tượng đã chiếm hữu
3. Phỉ lạc nhiều: tâm vui sướng khi gặp đối tượng vừa ý
4. Phỉ lạc vừa
5. Phỉ lạc ít
6. Hoan hỉ: lạc thọ khi đạt được đối tượng ham muốn
7. Say mê: khi tâm thức gặp lại đối tượng ham muốn nhiều lần
8. Kinh ngạc: quán sát đối tượng chưa từng xuất hiện trước đó
9. Kích thích: tâm thức náo động khi nhận thức đối tượng vừa ý
10. Mãn nguyện: hài lòng khi gặp đối tượng vừa ý
11. Ôm ấp: ham muốn ôm ấp vào lòng
12. Hôn: ham muốn hôn
13. Bú mút: ham muốn bú mút
14. Định: tâm thức an trụ không thay đổi
15. Tinh tấn: tâm thức hướng về điều thiện
16. Kiêu mạn: tâm thức cho mình cao hơn người
17. Hành: tâm thức muốn hoàn tất công việc
18. Trộm cướp: ham muốn cướp đoạt của cải
19. Vũ lực: ham muốn chinh phục quân địch
20. Hăng hái: tâm thức quen thuộc với con đường hành thiện nghiệp
21. Hành ác nghiệp nhiều: hành các điều bất thiện vì kiêu mạn
22. Hành ác nghiệp vừa
23. Hành ác nghiệp ít
24. Sôi nổi: ham muốn tranh luận với người giỏi mà không có lý do
25. Ve vãn: ham muốn vui chơi khi gặp đối tượng thu hút
26. Tính giận dữ: tâm oán hận
27. Tâm thiện: ước muốn tinh tấn làm điều thiện
28. Nói rõ và nói thật: ước muốn nói cho mọi người đều hiểu rõ và không nói sai nhận thức của mình trên sự kiện
29. Nói dối: ước muốn nói sai nhận thức của mình
30. Quyết định: ý chắc chắn
31. Không nắm giữ: tâm thức không ham muốn đối tượng nắm giữ
32. Bố thí: ước muốn đem của cải cho người
33. Cổ vũ: ước muốn thúc đẩy người lười biếng tu học đạo
34. Dũng cảm: ước muốn chiến thắng kẻ thù như là phiền não
35. Vô tàm: hành bất thiện mà không có ý muốn tránh tà hạnh vì chính mình không đồng ý hoặc vì giới luật cấm
36. Lừa dối: lừa lọc kẻ khác vì đạo đức giả
37. Sắc bén: ý thức nhạy bén
38. Sa đọa: tâm thức quen với các tà kiến
39. Ác hại: ước muốn làm tổn thương kẻ khác
40. Gian xảo: tính bất lương.

Cốt lõi của 40 tâm sở tiếp theo là “những con đường” hay là những thủ đoạn mà tâm tham của ta đã khéo léo sắp đặt để nắm giữ, sở hữu, biến đối tượng khách quan thành chính mình, đó là thần thức khái niệm là tâm vi tế.

Bảy tâm sở:

1. Quên: sự suy kém trí nhớ
2. Nhầm lẫn: như khi nhận lầm ảo ảnh là nước
3. Không nói: không muốn nói
4. Trầm cảm: tâm phiền muộn
5. Giãi đãi: lười biếng không hăng hái làm điều thiện
6. Hoài nghi
7. Tham ái vừa: tâm thức mà tham và sân ở trạng thái bằng nhau.

Bảy tâm sở cuối là biểu hiện cho sự sân hận và ngu si. Sân là một tâm hành có đặc tính tự nhiên là thù ghét, chối bỏ đối tượng. Lòng ghen tức, bực mình, giận dữ, bất an, chối bỏ đều là những trạng thái của tâm sân. Si là một tâm hành có khả năng làm mờ mịt nhận thức, khiến ta không thấy rõ được đối tượng. Thần thức trụ trong giọt khí bất hoại là tâm cực vi tế.

Minh Mẫn đã cùng bạn đi thăm khắp mọi nơi trong Vũ trụ, đã thấy được nhiều cảnh giới đau khổ có, sung sướng hạnh phúc có. Nhưng cũng có bạn cũng có thể cho rằng những điều đó không có thật vì bạn không nhìn thấy, hoặc nếu có thì nó ở tận xa tít đâu đâu. Không, nó không ở đâu xa cả mà ngay bên cạnh chúng ta, trong tâm của mỗi chúng ta. Địa ngục hay thiên đàng, Phật hay Ma tất cả chỉ là khái niệm, chỉ cách nhau một tấm màng vô minh. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận biết và phá bỏ màng vô minh đó. Điểm mở quanh ta, trong ta, chỉ cần ta luôn “mơ” những giấc mơ minh mẫn!

Qua bài viết này Minh Mẫn rút ra được hai bài học cơ bản mà Thày muốn chỉ dạy cho chúng ta là: bài học chiêu cảm của tâm và bài học nhân quả.

Chính vì những việc làm trong quá khứ mà chúng ta chiêu cảm hay sinh ra trong cõi đời này. Cuộc sống mà chúng ta đang kinh nghiệm trong giờ phút hiện tại đây, là kết quả huân tập của những việc ta đã làm trong quá khứ. Tất cả chỉ là một sự vận hành của luật nhân quả. Không có ai trên trời quyết định số mạng, vận mệnh của ta hết. Hiểu được luật nhân quả, ta sẽ có thể tự tạo lập số mệnh cho mình. Có những con đường dẫn ta đến nơi cao thượng, an lạc, cũng có những con đường đưa ta tới chốn khổ đau. Khi chúng ta hiểu được điều này, ta có được hoàn toàn tự do trong sự chọn lựa của mình.

Chúng ta nên khắc ghi trong tâm khảm và luôn thực hiện mười nghiệp lành để chúng ta tạo được quả lành:

Ba hạnh lành thuộc về thân:
1. Không sát sanh: Từ bi, không sát hại, sẽ được khỏe mạnh trường thọ
2. Không trộm cắp: Ngay thẳng, không lấy của người, sẽ được giàu sang, an ổn.
3. Không tà dâm: Trong sạch, không quan hệ bất chính, được xinh đẹp, hạnh phúc.

Bốn hạnh thuộc về khẩu:
4. Không nói dối: Chân thật, không dối gạt, sẽ được uy thế tiếng tăm.
5. Không thêu dệt: Trung thực, không xảo ngôn, sẽ được uy thế tiếng tăm.
6. Không đâm thọc: Hòa hợp, không nói lời ly gián, sẽ được nhiều người ủng hộ.
7. Không nói thô ác: Hòa nhã, không cay nghiệt, không thô tục, sẽ được cao sang.

Ba hạnh thuộc về ý:
8. Không gian tham: Rộng rãi thí xả, sẽ được vô lượng phước báu.
9. Không sân hận: Từ hòa nhẫn nại, sẽ được vô lượng duyên lành.
10. Không si mê: Sáng suốt tỉnh giác, sẽ được vô lượng trí huệ.

Vô Tự Chân Kinh là cuốn sách nói về chân tâm và hoạt động của tâm thức lúc tái sanh cũng như sau khi chết. Thể của tâm thì vắng lặng, trống rỗng, không sanh, không diệt, nhưng dụng của tâm thì vô cùng vô tận. Ví như tất cả các giai điệu đều phát sinh ra từ sợi dây đàn, nhưng bản thân dây đàn không phải là các giai điệu đó. Mỗi giai điệu đều có hay, có dở, có dài, có ngắn, có bổng, có trầm, có bắt đầu, có chấm dứt; nhưng dây đàn thì không hay không dở, không dài không ngắn, không sanh không diệt. Nếu có chúng sanh nào sinh ra trong giai điệu nhạc, sanh sau khi giai điệu nhạc bắt đầu và chết trước khi giai điệu nhạc chấm dứt, thì chắc chắn không bao giờ người ấy có thể hiểu được thể tánh của dây đàn. Chúng ta người sống cũng như kẻ chết, đều đang quay cuồng trong các “giai điệu nhạc” (đùa mơ), không ngờ rằng mình đang trong thể tánh thanh tịnh không sanh không diệt, tức là Phật tánh. Bạn nghĩ thế nào khi chúng ta nhận biết và đạt được thể tánh thanh tịnh nhất nguyên đó? Có phải chính là chúng ta đã Hoàn Nguyên, đã trở về với Nguồn Cội, với Chính Mình?

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 7 năm 2008
Tức 29 tháng 6 Mậu Tý