Monday, June 9, 2008

# Ươm Mơ Sen Vàng (Phần 1)

Phần I: Nhớ Người Quá Cố


Chùm "Hoa mơ" dâng Mẹ

Người trình bày: Thái Minh Mẫn

Vào một ngày mùa hè nóng nực, oi ả mà bạn được đứng dưới vòi sen tắm mát thì còn gì bằng có phải không? Với tôi, dòng nước mát lạnh hàng ngày hôm nay phải là dòng nước “đam mơ” (đam mê mưa thác) từ tháp nước Niagara hùng vĩ mới giúp tôi trút bỏ được cái nóng của mùa hè và là dòng Thác Mơ Cam Lồ Thủy từ tịnh bình của Mẹ Quan Thế Âm mới gột rửa được “bụi trần” trong tôi.

Dưới chân Thác Mơ, tôi mới hiểu ra ý nghĩa màu nhiệm mà Mẹ muốn chỉ dạy cho tôi trong giấc mơ đêm hai mươi tám tháng tư (ngày Viá Mẫu) qua.

Tôi vẫn nhớ giấc mơ đêm hôm đó: một Bà Già đẹp Lão * nói với tôi: “Mẹ ban cho con cuốn Vô Tự Chân Kinh này, nó sẽ giúp con đóng lại cánh cửa đầu thai trong kiếp sau”. Đó là một quyển sách ngoài bìa vô đề, nhưng khi mở ra tôi thấy ghi là “Kinh Phật Thuyết Bào Thai” với những dòng chữ tôi nhớ lại được hết nhưng ý nghĩa thì hiểu mù mờ. Xin chép ra đây để bạn đọc cùng “mơ” (đàm luận) về “Hoàng mơ” (giấc mơ thoát sinh liễu tử của con người).

Đức Phật nói rằng “để thân trung ấm có thể đi tái sinh, phải có được ba thuận duyên và ba nghịch duyên phải vắng mặt:

1. Người mẹ phải mạnh khỏe, không bệnh tật và không ở trong thời kỳ có kinh nguyệt.

2. Thực Hương Ấm (thân trung ấm) phải đang ở gần đó và muốn nhập thai.

3. Người nam (cha) và người nữ (mẹ) phải có ý ham muốn lẫn nhau và giao hợp.

4. Dạ con người mẹ phải hoàn hảo, không bị bệnh hoạn, hư hỏng, nghiã là dạ con không được nhỏ như hạt lúa mạch, không được nhỏ như eo con kiến hay như miệng con lạc đà, hơn nữa, cũng không được tắc nghẽn bởi khí, mật hay đàm.

5. Cả cha và mẹ không có hạt giống hư hỏng nghĩa là tinh hay huyết bị nghẽn, không di chuyển xuống được, hoặc là một trong hai thứ xuống trước quá sớm, hoặc là cả hai thứ xuống đồng thời nhưng một trong hai thứ lại bị thui chột hư hỏng.

6. Thực Hương Ấm phải hoàn toàn không bị khuyết điểm là không tích tụ đủ duyên (nghiệp) để sinh làm con của hai người nam nữ đó, và cả hai nam nữ đó cũng không bị khuyết điểm là không tích tụ đủ duyên (nghiệp) để được làm cha mẹ của vị này.

Thực Hương Ấm hội đủ 6 điều kiện này sẽ thấy ảo cảnh cha và mẹ ăn nằm với nhau. Do ham muốn giao hợp, và nếu sẽ phải đầu thai làm thân nam thì thân trung ấm sẽ nổi lòng ham muốn người mẹ và muốn tách lìa người cha ra; còn nếu sẽ phải đầu thai làm thân nữ thì thân trung ấm sẽ nổi lòng ham muốn người cha và muốn tách lìa người mẹ ra. Rồi khi thân trung ấm bắt đầu ôm lấy người nó muốn, qua nghiệp lực của quá khứ, nó chẳng thấy gì của thân thể mà chỉ thấy bộ phận sinh dục của người đó, vì vậy mà nổi cơn sân hận. Chính lòng ham muốn và tâm sân hận này tác động làm nguyên nhân cái chết của thân trung ấm, và nó nhập vào thai trong dạ con người mẹ.

Khi người nam và người nữ bị thu hút nhau (trong việc giao hợp), qua lực khuấy động của hai bộ phận sinh dục, khí chuyển hạ đi ngược lên và nội hỏa bình thường trong ba giao điểm (của kinh mạch trung ương, trái và phải ở điểm rối dương) bốc lửa. Sức nóng làm hòa tan các giọt khí trắng và đỏ, và chảy xuống dọc theo bên trong ống rỗng của 72000 kinh mạch. Qua điều này thân và ý cảm nhận khoái lạc thỏa mãn và sau cùng, trong một lúc tham ái mạnh mẽ, một thể dịch phục hồi đặc sệt chảy ra. Sau đó, các giọt tinh và huyết, dứt khoát chảy ra từ cả hai người nam và nữ, hòa trộn trong dạ con người mẹ. Thần thức của thân trung ấm đang chết lúc đó nhập vào giữa chất hòa trộn này, giống như kem thành hình từ sữa đun sôi.

Đầu tiên là thần thức nhập vào bằng một trong ba cửa: miệng của người nam, đảnh đầu của người nam, hay là dạ con của người nữ. Sau đó nó liên kết với thể dịch phục hồi chảy xuống dọc theo 72000 kinh mạch (của người nam và của người nữ, rồi hòa trộn trong dạ con). Khí gây ra các hiện hành của tâm sở trong trạng thái trung ấm tan rã, và lúc đó, màn tâm thức xuất hiện, đỏ tăng và đen cận mãn hé rạng theo thứ tự. Các thứ này và ánh tịnh quang của sự chết của thần thức hiện ra rất nhanh chóng ­­ đơn thuần chỉ phát xuất trong một giây lát.

Các dấu hiệu từ ảo tượng đến tịnh quang xuất hiện, và từ trung tâm của chất tinh và huyết hòa trộn – tình trạng tương tợ ánh tịnh quang kéo dài; tạo thành sợi dây liên hệ với đời sống mới. Sự tái sinh và sự tạo thành của tâm cận mãn của tiến trình ngược xảy ra đồng thời.

Thời điểm đầu tiên của tâm cận mãn là lúc căn bản mà ta gọi theo qui ước là “trạng thái tái sinh,” và cũng là tâm thức đầu tiên liên hệ với đời sống mới ở nơi chốn tái sinh. Từ đó các thời điểm sau và tiếp theo của tâm cận mãn phát sinh; theo sau là tâm đỏ tăng, và sau đó là màn trắng xuất hiện, tiếp theo là 80 tâm sở hiện hành cũng như là xuất hiện của các khí căn cứ của nó.

Từ khí căn cứ của tâm màn trắng xuất hiện một loại khí khác phát sinh mang khả năng đặc biệt giữ vai trò làm căn cứ của thần thức. Từ nó hỏa đại mang khả năng đặc biệt làm căn cứ của thần thức phát sinh; sau đó thủy đại căn cứ và địa đại căn cứ phát sinh.”

Quyển Phật Thuyết Bào Thai Kinh dạy là “dạ con nằm bên dưới dạ dày của người mẹ và ở bên trên đoạn cuối của ruột già (đại trường). Đầu tiên, thai trứng hình bầu dục được bao che bên ngoài bởi một chất giống như chất kem kết tụ trên mặt sữa được đun sôi; nhưng bên trong rất lỏng. Từ đó, các phần tử (vật chất) thô được tạo thành; vậy, thân vi tế và thô tồn tại đến khi chết được tạo thành từ các phần tử của tứ đại. Địa đại là nhân của sự nắm giữ; thủy đại là nhân của sự liên kết; hỏa đại là nhân của sự sinh trưởng và không bị rữa nát; không đại là nhân của sự phát triển. Phần trên và phần dưới (của thân vào lúc này) còn mỏng, phần giữa của thân thì lại phồng lên như hình dạng con cá. Rồi dần, 5 chỗ nhô lên, rồi từ đó ra tứ chi và đầu, tóc, móng tay, lông trên cơ thể, v.v…, các cảm quan của cơ thể, bộ phận sinh dục nam hay nữ, hơi thở di chuyển qua miệng, tám căn cứ của tiếng nói – lưỡi, hàm ếch, v.v… – và ý thức, tức là sự chuyển động tâm thức hướng ra ngoài đối tượng – tất cả những thứ đó đều hình thành đầy đủ.

Đầu tiên 5 kinh mạch nơi tim hình thành cùng lúc – kinh mạch trung ương, phải và trái cũng như kinh mạch Tam Vi của bên phía đông (đằng trước) và kinh mạch Ái Dục bên phía nam (bên phải).

Sau đó, 3 kinh mạch hình thành cùng lúc – kinh mạch Phi Kết trụ ngay (đằng sau) kinh mạch trung ương, kinh mạch Thủ Gia bên phía tây (sau lưng), và kinh mạch Nội Hỏa bên phía bắc (bên trái). Tất cả các thứ đó gọi là 8 kinh mạch thành hình đầu tiên nơi tim.

Sau đó, 4 kinh mạch của 4 hướng chính (tại tim) phân ra làm hai – tạo thành 4 kinh mạch – cánh sen của các phương hướng trung gian. Tiếp tục phát triển, 8 kinh mạch – cánh sen tại tim phân làm 3 mỗi thứ, tạo thành 24 kinh mạch tại 24 nơi khác nhau. Mỗi kinh mạch của 24 kinh mạch lại phân làm 3, tạo thành 72 kinh mạch. Mỗi kinh mạch của 72 kinh mạch lại phân thành một ngàn, tạo thành 72000 kinh mạch của thân thể.

Về sự hình thành của các khí, tiến trình xảy ra như sau: trong tháng đầu tiên sau khi nhập vào sự sống của kiếp mới trong dạ con, khí trợ sinh thô khởi ra từ khí trợ sinh vi tế. Vào lúc đó, hình dạng vật thể của hữu tình giống như một con cá. Vào tháng thứ hai, khí chuyển hạ xả rỗng sinh ra từ khí trợ sinh; lúc đó, cơ thể đã có 5 chi mọc ra như con rùa. Trong tháng thứ ba, hỏa khí sinh ra từ khí chuyển hạ xả rỗng; lúc đó phần trên cơ thể đã hơi cong lại, và như thế mang hình dạng như con gấu rừng. Trong tháng thứ tư, khí chuyển thượng sinh ra từ hỏa khí; lúc đó, phần trên cơ thể đã hơi lớn phình ra, và như thế giống hình dạng con sư tử. Trong tháng thứ năm, khí toàn thân sinh ra từ khí chuyển thượng; lúc đó cơ thể mang hình dạng như một chú lùn.

Đến tháng thứ bảy, khí (phụ) di chuyển qua cánh cửa của hai tai – gọi là “chuyển động mạnh” – và thủy đại được hình thành. Qua tháng thứ tám, khí (phụ) di chuyển qua cánh cửa của hai lỗ mũi – gọi là “chuyển động hoàn toàn” – và hỏa đại được hình thành. Trong tháng thứ chín, khí (phụ) di chuyển qua cánh cửa của lưỡi – gọi là “chuyển động kiên cố” – và khí đại được hình thành. Ở tháng thứ mười, khí (phụ) di chuyển qua cánh cửa thân – gọi là “chuyển động cuối cùng” – và không đại được thành hình; lúc đó các khoảng không trong cơ thể xuất hiện.

Về cách cấu tạo của các giọt khí, khối hợp chất tinh túy gồm các phần tử (giọt) trắng và đỏ cũng như là khí cực vi và tâm thức, kích thước bằng hạt mù tạt, trụ trong một khoảng trống nhỏ của luân xa trung ương tim, được gọi là “khí bất hoại” (vì nó không bị hủy hoại cho đến khi chết). Từ giọt khí trắng, một phần đi lên phía trên đến luân xa hoa sen tại đảnh đầu và trụ lại ở đó. Nó làm tăng trưởng trực tiếp và gián tiếp các giọt khí trắng ở những nơi khác của thân thể. Từ giọt khí đỏ ở tim, một phần đi xuống phía dưới vào trong luân xa hoa sen tại đan điền và trụ lại ở đó; nó được gọi là “nội hỏa.” Nó làm tăng trưởng trực tiếp và gián tiếp các giọt khí đỏ ở những nơi khác của thân thể.

Dù chỉ có một phần của mỗi khí trụ lại tại mỗi luân xa hoa sen trên, giọt khí trụ ở đảnh đầu là nguồn điều khiển chính sự tăng trưởng của các giọt trắng; trong khi luân xa hoa sen đan điền là nguồn điều khiển chính sự tăng trưởng của các giọt đỏ. Luân xa hoa sen ở tim cũng là nguồn điều khiển chính sự tăng trưởng của các giọt khí trắng và đỏ. Bất kỳ lúc nào cần thiết, các giọt khí trắng và đỏ sẽ được cấu tạo thành, chứ không như là nước đổ sẵn trong bình (mà trong đó có một phần có thể bị dùng cạn)”.

Tôi đã muốn tìm hiểu sự luân hồi, về màn kịch mà Đấng Sáng Tạo hóa sanh ra con người nên đây là dịp may để đàm luận đôi chút về ý nghĩa màu nhiệm của lời Kinh. Bài viết dưới đây sẽ không phân tích cụ thể từng câu chữ những lời vàng ngọc của Đức Phật, mà chỉ “mơ” (phăng) theo từng đoạn Kinh và đứng dưới các góc độ khác nhau của tác giả khi là Hương Thực Ấm, trong bào thai lúc đóng vai Chí Phèo của Nam Cao, lúc là trinh thám như “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài kể cho các bạn nghe những “mừng mơ”(tâm trạng) của mình, khi là Minh Mẫn để “mơ” (đàm luận và minh họa) với độc giả.

Ta hãy chịu khó “mơ” để được “mở” ra rằng: có sự khác biệt giữa quan niệm của Đạo Phật và giáo lý Đạo Cao Đài.

Người theo Đạo Phật cho rằng người chết trải qua 49 ngày trong cõi Trung Ấm, sau đó họ sẽ đi đầu thai hoặc lên các cảnh giới cao hơn tùy theo nghiệp lực đã qua của mình. Do vậy thân nhân người chết làm 9 buổi lễ cầu siêu cho họ theo thất tuần (bảy ngày cúng một lần) vì người ta tin rằng trong vòng 49 ngày hồn người chết bị đưa xuống mười tầng địa ngục luận tội, sau đó cúng 100 ngày (để xin giảm nhẹ việc thọ án cho người chết), cúng giáp năm 365 ngày - mãn tang (nguyện cầu cho linh hồn người quá cố an nghỉ nơi suối vàng).

Trong Kinh “Cửu Cửu” của Cao Đài Giáo, Đấng Chí Tôn - Cha Lành dạy rằng người chết phải trải qua 120 ngày trong cõi Trung Ấm để “hương thực ấm” (cõi ăn bằng hương vị). Tín đồ Cao Đài hiểu được lời Cha giảng qua lời Kinh “Chín Tuần Cửu” là: có chín tầng Trời tính từ thấp đến cao gồm Hạ giới (Thanh Thiên, Huỳnh Thiên, Xích Thiên), Trung Giới (Tiên Thiên, Hạo Tiên Thiên, Phi Tưởng Thiên), Thượng Giới (Tạo Hóa Thiên, Hư Vô Thiên, Hỗn Ngươn Thượng Thiên). Trong tuần nhất cửu, nhị cửu (tuần cửu thứ nhất, thứ hai) hồn người chết còn lẩn quẩn dưới trần vì thói quen của nghiệp lực chứ không phải xuống địa ngục như quan niệm của Đạo Phật:

“Phong trần quen thú cung âm,

Cảnh thân ngơ ngẩn lạc trần phong lưu.”

Tới tuần tam cửu hồn về tầng Trời Thanh Thiên vì:

“Vườn Ngự Uyển sanh hoa đã héo.

Khối hình hài đã chịu rã tan.

Bảy dây oan nghiệt hết ràng.

Bợn trần rửa sạch muôn ngàn đau thương.”

Họ được Tây Vương Mẫu tiếp đón nơi đó:

“Tây Vương Mẫu vườn đào ước chín.

Chén trường sinh có lệnh Ngự ban.

Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng.

Chơn thần đã đến, mời vào hàn huyên.”

Tín đồ Cao Đài làm 11 lễ cầu siêu cho người thân mới mất của mình theo “cửu cửu” (chín ngày cúng một lần), sau 200 ngày cúng tiểu tường và 300 ngày cúng đại tường – mãn tang.

Người ta không thực hiện tuần thất mà tuần cửu vì đây là “bí pháp tận độ” (độ ta, độ tha – có nghĩa là độ ta rồi độ người). Con số 9 liên quan đến đạo màu: Đức Phật A Di Đà có 48 đại nguyện độ chúng sanh với 9 phẩm sen vàng lên giải thoát, theo thuật luyện đan của Đạo Lão đó là phép “Cửu Chuyển Công Thần” qua 9 lần chuyển thì Đạt Đạo, Trời có 9 tầng gọi là Cửu Trùng Thiên, con người có cửu khiếu, thày trò Đường Tăng cũng phải mắc “cửu cửu” 81 (= 9 x 9) tai nạn mới thành chánh quả. Con số 9 thật là kỳ diệu!

Không biết các bạn thấy thế nào chứ tôi cảm nhận giáo lý Cao Đài “có lý” hơn vì đây tuy là đạo giáo mới được hình thành vào năm 1925, hoàn toàn mới mẻ nhưng cũng lấy Đức Phật làm biểu tượng cho sự Giải thoát luân hồi sinh tử, còn quan niệm của Đạo Phật có thể bị “tam sao thất bổn” do được “truyền miệng” từ hơn 2500 năm đến nay.

Cụm từ Hương Thực Ấm (thân trung ấm) được Đức Phật dùng trong lời Kinh nói trên có lẽ là lời của Mẹ “ngầm xác nhận” con số 120 ngày là thời gian người chết phải “mơ” (trải) qua cõi Trung Ấm, sau đó “mùng màn mở” (trở về) với Cha Mẹ trên chín tầng Trời cao xanh thẳm .

Vậy thân trung ấm hay Hương Thực Ấm đó là gì? Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn biết: Thân của kiếp trung ấm mang hình dáng của thân sẽ phải tái sinh trong đời sau, dầu là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, a tu la hay trời.

Tự thể của thân trung ấm mang 4 đặc tính:

1. Nó có đầy đủ các giác quan.

2. Đầu mình chân tay sinh ra một cách tự nhiên.

3. Thân vi tế cứng như kim cương không thể bị tiêu diệt.

4. Với thần thông nó có thể đi bất cứ đâu, ngoại trừ Đài Sen của Đức Phật và dạ con của người mẹ.

Màu sắc của thân trung ấm tái sinh cõi người có màu khói.

Quay lại với Kinh Phật Thuyết Bào Thai, ta có thể suy đoán Hương Thực Ấm trong khi dạo chơi “lang thang” bắt gặp cảnh cha mẹ nó đang giao hợp.

Chính sự ham muốn giao hợp nên nó “gặp” hoặc người cha (nếu sau này Hương Thực Ấm có thân nữ) hoặc người mẹ (nếu sau này Hương Thực Ấm có thân nam) nhưng nó đã không thấy gì ngoài bộ phận sinh dục của người mẹ hay cha nó. Lòng sân hận đã làm tiêu tan “giấc mơ dạo chín tầng mây” của nó, khiến nó bị “mắc kẹt” trong “mơ” vì cánh cửa đầu thai đã “mở ra” cho nó vào trong “thám hiểm”. Cũng chính lòng sân hận ấy “đốt cháy” cả “rừng công đức” mà nó đã tạo ra trong nhiều kiếp trước, để lẽ ra nó phải được thăng hoa trên các tầng trời cao hưởng an lạc hạnh phúc của Niết bàn, của Tiên cảnh, của nơi không có già chết, không có sinh lão bệnh tử. Thật là tội nghiệp và “đáng tiếc” cho nó.

Thất tình lục dục trong nó bắt đầu khuấy đảo nó. Sự ham muốn được giao hợp, được thỏa mãn đã khiến nó “tưởng lầm” rằng cái cảm giác sung sướng ngây ngất “Trời cho” cha mẹ nó là của nó. Xưa nay ông bà ta có câu: “Cầu được, ước thấy” hoặc “tưởng là có”. Nó đã “tưởng” “cái tưởng” của người khác, đã “mơ” “giấc mơ” của người khác nên hậu quả “không mà có”, “giả mà thật” lại đến với nó: cánh cửa hy vọng thoát sinh liễu tử của nó khép lại nhường chỗ cho nẻo lục đạo luân hồi, nó phải đi đầu thai làm kiếp người.

Sự tiết dịch của cha và mẹ là “nhân” tố gây nên “big bang” (bích bang) trong tổ hợp noãn tinh khiến cha mẹ nó được “thừa mơ” (thọ cảm hạnh phúc tràn đầy lan tỏa 72000 kinh mạch) mà mắt, môi, lưỡi, bộ phận sinh dục là nơi “giả thọ mơ” (cảm xúc giả do thọ tưởng gây ra). Hương Thực Ấm đã “ăn trộm” cái “giả thọ mơ” của người khác “bỏ” vào giấc mơ của mình để mất hy vọng “mơ” tiếp “giấc mơ đẹp” trong tương lai.

Tôi (Hương Thực Ấm) đã lọt vào trong dạ con của mẹ rồi. Một chất giống như chất kem kết tụ trên mặt sữa được đun sôi là “mơ hãm” (địa ngục, cái tổ kén bao bọc) tôi. Tôi ý thức được rõ thân tứ đại (đất, nước, lửa, gió) của tôi như thế nào. Tôi biết tôi là cái phôi thai của mẹ tôi, là đại địa được hình thành do chính cái “mơ” (tâm tham) muốn nắm giữ của tôi. Tôi đang ngụp lặn trong biển nước – thủy đại (nước ối) mà “sợi dây oan nghiệt ” (cuống rốn) – nghiệp lực đang liên kết tôi với mẹ tôi. Cũng tại tôi ham “đùa mão” (sinh tử) do mê vinh hoa phú quí xưa kia, nên giờ đây tôi phải bị giam cầm ở một nơi hôi thối, khó chịu: địa ngục. Sức nóng từ hỏa “hoa mơ” ngục (nhau thai) “tôi luyện” (là nguồn nuôi dưỡng) cho tấm thân vi tế cứng như kim cương và bất diệt của tôi. Chính “hoa mơ” ngục là “đất”, là “cái phao” cho giấc mơ “đùa mão” (tham ái) của tôi bám giữ và sinh trưởng. Tôi vẫn “đùa mơ” (hít thở) mà chưa bị “mất mơ” (chết ngạt) nhờ “mơ mở” (những lỗ xốp ở nhau thai). Hơi thở (sức gió) của mẹ tôi “mùng mơ” (bơm bọt bong bóng xà phòng qua nhau thai) cho tôi, còn tôi “đùa mơ” (ngụp lặn) với chúng. Tôi vẫn tiếp tục “mơ” (phát triển) như thế cho đến ngày ngày chào đời. Bạn có thấy tôi giống Chí Phèo của Nam Cao không?

Minh Mẫn nhận thấy bốn yếu tố đất, nước, lửa, gió đã hình thành nên màn kịch luân hồi mà các yếu tố nắm giữ, liên kết, sinh trưởng, bất diệt và phát triển đó không ngoài qui luật chuyển dịch và tiến hoá bất biến của Vũ Trụ.

Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ năm khí (gió) “luồn” vào trong đất làm thai nhi thay đổi hình dạng như những diễn viên với những vai khác nhau (từ bộ quần áo con cá qua con rùa, con gấu, con sư rử và chú lùn) và tiến hóa (từ màn kịch này sang màn kịch khác hết sức hấp dẫn: dưới nước, lúc lên bờ, lúc xuống ruộng (nửa nước, nửa cạn), trong rừng sâu và nơi đô hội phồn thịnh. Từ tháng thứ bảy đến tháng thứ mười “phong màn” (màn chuyển của khí) (nói trại ra phông màn chuyển động) mở ra cho khán giả (Mẹ Quan Âm) nghe, thấy, hiểu được diễn xuất của diễn viên qua thân, khẩu, ý (sẽ được phân tích rõ ở phần II) của họ. Bạn có thấy sự diệu kỳ của Đấng Màu Nhiệm chưa: từ một cuốn Vô Tự Chân Kinh (kinh không văn tự chân chính) những diễn viên (chúng ta) được phép “đùa mơ mão” (chọn cho mình một vai diễn với nhiều cảnh, nhiều màn lớp và những trang phục thích hợp khác nhau) và “dâng mão” (cởi bỏ trang phục) cho soạn giả – cho Đấng Màu Nhiệm đã hóa ra các công trình này khi màn kịch hạ. Bạn có đồng ý với Minh Mẫn rằng đây là “trò đùa mơ” (trò chơi) của Đấng Hóa Công hay không?

Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn biết, trong thân trung ấm, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hoàn toàn không có thực chất nếu hiểu theo nghĩa thông thường. Chúng chỉ là một dạng của tâm thức vô ngã rỗng không, vắng lặng. Muốn nhận rõ được điều này, thần thức cần phải quên đi cái tôi cố hữu của mình. Nhưng rất ít thần thức thể nhập được vào cảnh vô ngã, mà cứ cố chấp rằng mình đang thấy và có đối tượng nhìn thấy. Vì thế, đối với thần thức thì những cảnh tượng xuất hiện dường như là khách quan, có thực thể. Những cảnh tượng này có thể tạo ra sự sung sướng, an lạc.

Không biết bạn có đồng ý kiến suy luận với tôi như thế này hay không: lẽ ra sau khi thực hiện vai diễn của mình người diễn phải “dâng mão” (cúi chào khán giả) để trở về ngôi nhà đích thực của mình nhưng vì “quá yêu nghề” tới “tam cửu” rồi người diễn viên đó (linh hồn người “chết”) vẫn chưa hẳn được “vào hàn huyên” tay bắt mặt mừng với Cha Mẹ, bà con thân thích ở cung Trời Mơ và tiếp tục tiến hoá lên các cung Trời cao hơn nữa vì họ vẫn còn “mơ” về vở kịch vừa hạ màn (quá khứ). Nỗi nhớ nhà, nhớ vợ (chồng), con cháu, lo lắng, tiếc nuối những điều khi còn sống chưa giải quyết xong khiến cho họ chưa thể quên người xưa cảnh cũ để rồi chậm “mơ màng màu trời Thanh Thiên” (bước vào “chung mơ” với Cha Mẹ ở tầng Trời màu mơ xanh thẳm). Ngôi nhà ma (lăng mộ), hoặc chiếc hũ đựng hài cốt mà người thân dành cho họ là những trang phục cuối cùng họ cảm thấy còn bám víu, còn liên hệ được với trần gian. Những hình ảnh đó tuy làm cho họ ấm lòng vì tình cảm của những người còn sống dành cho họ, nhưng nó nó cũng là rào cản bước lối về “Nhà Mơ” của họ. Một khi không cắt đứt được “sợi dây oan nghiệt” thì họ sẽ còn phải lang thang trên nẻo đường luân hồi, sẽ phải nhận lãnh thêm cho mình nhiều chiếc mão để tiếp tục những vai diễn tiếp trong mơ. Chính vì vậy Vô Tự Chân Kinh luôn là bài học quí giá thức tỉnh mọi người.

Anh Tứ, người bạn quay phim đi núi với tôi dạo trước đã đến mục kích "làng mơ" (ngôi nhà) chị em chúng tôi xây cho ba mẹ tôi an nghỉ vĩnh viễn ở Hóc Môn vì một phần bán tín bán nghi lời tôi kể tôi đã được Thày Vô Hình thiết kế trang trí, phần vì muốn xem nó thế nào. Chả là sau khi ba tôi mãn phần, chị em chúng tôi đã xây cho ba tôi và sẵn cho mẹ tôi một lăng tẩm tương đối hoành tráng về qui mô: mái hình bát giác ngói đỏ tô điểm rồng phụng, dưới bằng đá hoa cương đen bóng, xung quanh mộ hàng trăm giò lan thật các loại chen nhau khoe sắc. Lúc đầu lúc tôi đi hỏi một vị trụ trì chùa về việc tôi muốn vẽ cảnh Tây Phương Cực Lạc trên nóc trần cho ba tôi có được không nhưng Hòa Thượng bảo tôi không ai vẽ cảnh đó ở mả cả. Vậy là tôi đổi ý định mượn họa sĩ vẽ lên trần hình bát quái để ba tôi được “tôi luyện” và trở thành Phật trong lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân. Biết ý tôi sau một buổi học đạo Thày hỏi tôi có muốn hỏi Thày gì không, tôi nói với Thày tôi muốn vẽ bát quái lên trần nhà của ba tôi. Thày đã “mật lệnh” (thiết kế) lên tập cho tôi, xin ghi nguyên văn ra đây để các bạn cùng tôi suy nghĩ xem Thày đã muốn chỉ dạy gì cho tôi và thông qua tôi tất cả những người mất cha, mẹ và cho người quá cố.

“Con không nên vẽ bát quái, mà trên nóc vẽ ký tự sen vàng, tiếp đó một ôm phong lan màu tím và bốn bức tranh:

1. Bốn bông sen vàng trong hồ nước.

2. Bốn Tiên Ông mỗi ông cao hai tấc đang dâng sen đó là Bộc Bạch Tiên Ông, Gia Cát Tiên Ông, Bố Thù Tiên Ông và Bố Thắng Tiên Ông, bảo hoạ sĩ ghi tên các Ông Tiên ấy dưới chân mỗi Ông. Khi đưa thiết kế cho họa sĩ nói với họ là con nằm mơ thấy bốn Ông Tiên về báo mộng cho vẽ như thế nhé.

3. Bốn bông Mai, Lan, Cúc, Trúc mỗi bông cao bốn tấc.

Một thời bông hoa đang thơm tỏa lên người con có nghe không?

4. Năm Ông Tiên đang đứng trong mây.

Con nhớ dặn họa sĩ bơm dầu thật nhiều để bức tranh được bóng và đẹp, mỗi ngày khi ra mả vẽ khấn Bố Thù Tiên Ông phù hộ vẽ giống như thật.

Bức tranh bốn Ông Tiên đang dâng sen đặt ở phía nam, còn lại các bức khác tùy ý họa sĩ”.

Cảm ơn Thày đã ban mẫu thiết kế cho con. Tôi đã đưa bản sao thiết kế cho họa sĩ. Vì tôi ở xa nên mọi công việc lo nước nôi cho thày thợ, đối chiếu thiết kế với thi công tôi giao cho cô em dâu. Ngày hoàn thành bức tranh tôi bị ốm không xuống được. Tuy có hai điểm không đúng thiết kế là không có ký tự sen vàng trên nóc và bức tranh bốn (thay vì năm) Ông Tiên đang đứng trên mây nhưng chúng tôi phải cảm ơn người họa sĩ tài ba đã vẽ những bức tranh đẹp, sống động cho ba tôi. Thày đã hỏi tôi ý nghĩa của các bức tranh khi xuống “nghiệm thu công trình”, tôi trả lời là tôi mù tịt về hội họa, chỉ có cảm tưởng là Thày muốn cho ba tôi khi về ngôi nhà này cũng thấy Tiên cảnh, cũng thấy sen, thấy Phật, muốn chúng tôi trang trí ngôi nhà bằng phong lan tím là loài hoa ba tôi thích để làm đẹp lòng ba tôi thế thôi. Giờ đây khi học Vô Tự Chân Kinh tôi mới ngẫm ra ý nghĩa sâu xa, để tôi “mão” (bình tranh) theo thiết kế Thày cho kiểu tốc ký, kiểu thày bói mù sờ đuôi voi cho các bạn nghe nhé, tôi nói trước đừng cười vì lý do tôi nói rồi đó.

Thứ nhất, ký tự sen vàng. Là người tu, hẳn bạn không thể không nghe nhắc tới, mà lãng quên ước nguyện (“mơ mùng mở”) sau này mình được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, nơi có 9 phẩm sen vàng. Ký tự sen vàng là một dấu hiệu đặc trưng chỉ sự nhất nguyên hay bất nhị phân của Vũ Trụ, mà từ đó người ta có thể hiểu rộng ra đó là Bi, Trí Dũng, là Niết Bàn, là Giải thoát, là an lạc hạnh phúc vô biên, là Mơ, là Điểm Mở, là Trời Phật, là Ta, là tất cả muôn loài muôn vật, là ước mơ Sen Vàng.

Thứ hai, một ôm phong lan màu tím. Phong lan là một loại hoa rừng, khỏe mạnh chịu được các yếu tố khắc nghiệt của rừng tự nhiên, phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc. Nét đẹp dịu dàng, man mác buồn của hoa phong lan là ở chỗ cánh hoa tuy mảnh mai nhưng nó rất lâu tàn dẫu bị cắt cành ra khỏi cây. Vì thế rất nhiều người trong đó có ba tôi thích lan, mê lan. Vậy ý nghĩa sâu xa của một ôm phong lan màu tím Thày ban tặng cho tôi, cho ba tôi, cho tất cả chúng ta là gì? Sức sống mãnh liệt, dẻo dai (lâu tàn) của hoa phong lan đại diện cho sức sống mãnh liệt, dẻo dai, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật, sinh linh trong Vũ Trụ. Màu tím – là tổng hợp của màu đỏ (màu của nhiệt huyết) và màu xanh (màu của hy vọng vào tương lai tươi sáng, màu của tình yêu đôi lứa – gợi nhớ cho bạn về hai giọt khí trắng đỏ trong lời Kinh Phật Thuyết Bào Thai). Thày đã tạo ra muôn vật muôn loài và nuôi dưỡng chúng bằng tình yêu thương bao la, vô bờ bến của Thày, để cho vạn vật sinh linh trong Vũ Trụ (trong đó có chúng ta) tiến hóa, thăng hoa như người Mẹ ôm những đứa con của mình vào lòng.

Ký tự Sen Vàng và Âm Ba của Đại Ngã “OM” trên đỉnh cao vòi vọi lúc này hòa quyện với nhau, bạn có cảm nhận thấy không?

Tôi đã không thể trách cứ được người họa sĩ không vẽ ký tự Sen Vàng cho ba tôi là vì ý nghĩa sâu sắc này.

Thứ ba, bốn bông sen vàng trong hồ nước. Từ ký tự Sen Vàng thành Sen Vàng. Đây là bản giải mã Sen Vàng từ ký tự của nó giống như nhà lập trình máy tính viết chương trình mã hóa nó, để khi sử dụng máy tính bạn chỉ cần “mùng mở” (enter – nhập) bàn phím là bạn có ngay trên màn hình, trước mắt bạn những bức tranh, những cuộn phim sống động. Nước trong hồ nuôi dưỡng cho sen được mãi tươi tốt cũng như cây cần đất, nước và không khí. Chúng ta – người trồng sen, muốn thu hoạch Sen Vàng – Hoa Mơ cần chăm bón cho nó bằng Cam Lồ Thủy, bằng Tứ Diệu Đế (thấy khổ, tìm ra nguyên nhân của, tìm cách giải thoát khỏi luân hồi sinh tử bằng Tứ Diệu Đế (phá chấp bốn si mê: sắc dục; cố chấp vào quan điểm, ý kiến của mình; chấp lễ nghi, hình tướng, và chấp ngã).

Thứ tư, bốn Tiên Ông đang dâng sen. Người ta thường nói cảnh trời đẹp như tiên, sướng như tiên, Tiên là sung sướng, là an lạc. Chúng ta sau khi diễn xong màn kịch này đều trở về cảnh giới của tầng trời Tam Thiên. Chúng ta sẽ bước vào trong ngôi Nhà Mơ của mình “bộc bạch” với Cha Mẹ những năm tháng dưới trần gian những khổ đau mà chúng ta phải chịu, để với mưu trí của Gia Cát Khổng Minh, dẹp bỏ thù thắng (“bỏ thắng” nói trại của “Bố Thắng, “bỏ thù” nói trại của “Bố Thù”) hướng về nam, về Vầng Thái Dương chói lọi dâng những đóa sen thật đẹp lên Phật Tổ, để tiếp tục hành trình thoát sinh liễu tử. Bốn Ông Tiên cũng tượng trưng cho “tứ quí” của thân tứ đại mà nhờ nó các Tiên Ông tin tấn tu hành để đạt được giấc “mơ tiên” (giải thoát khỏi luân hồi) của mình. Bạn và tôi cũng là những Tiên Ông, Tiên Bà đó thôi, có điều bị Thày (Thái Thượng Lão Quân) dùng hồ lô “mua lại” (thu hết) phép rồi.

Thứ năm, bốn bông Mai, Lan, Cúc, Trúc. Mai, Lan, Cúc là ba loại hoa nở báo mùa. Mai vàng khoe sắc khi xuân sang, lan rực rỡ giữa những ngày hè nắng gắt, cúc buồn báo những chiếc lá xanh trên cành đang chuyển màu vàng. Cây sáo trúc trên môi trẻ chăn trâu khiến bạn liên tưởng đến cái lạnh buốt đã khiến cho cây trúc “cắt da, cắt thịt” (ngủ) đông dùng “máu” mình làm tiếng nhạc cho đời? Bức tranh mai, lan, cúc, trúc là bức tranh của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, là biểu tượng của sự chuyển dịch tất yếu của Vũ Trụ, thành, trụ, hoại, diệt, sanh, lão, bệnh, tử, biểu tượng của sự vô thường.

Thứ sáu, năm Ông Tiên đang đứng trên mây. Thấy Năm Ông Tiên trong mây là người ta nghĩ đến Thái Thượng Lão Quân, Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn, Mẫu Diêu Trì, Năm Cha (Mẹ) Ngũ Hành, Cha Trời Mẹ Đất, Đấng Màu Nhiệm, Thiêng Liêng, Toàn Năng, Toàn Tri, Hắc Bì Phật Tổ, Đức Phật A Di Đà, Đức Chúa Trời, Thánh A La, Mẹ Quan Thế Âm, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria v.v.., nghĩ đến sự Minh Mẫn trong Minh Mẫn, đến Ánh Trăng vằng vặc giữa bầu trời không một gợn mây đến Chân Thiện Mỹ, đến sự Giải Thoát Hoàn Toàn.

Xin nhường lời lại cho bạn bình tiếp toàn cảnh bức tranh.

Cảm ơn Thày đã “khai mơ” (khai thị) cho ba con, người đã mất và khai tâm cho chúng con những diễn viên, người còn sống bằng những bức tranh tuyệt đẹp, đầy màu sắc và phong phú về ý nghĩa tâm linh.

Cũng thể có cách giải thích khác vì sao có trạng thái trung ấm của người chết. Phần đông con người ta ai cũng ham sống, sợ chết vì cái phần “con” trong người. Trong “con” người có dấu vết của loài quỷ đói đó là muốn có được nhiều hơn và yếu tố của súc sinh là cố gắng cho mọi thứ được ổn định. Nhưng “người” có sự khôn ngoan, thường xuyên suy xét và tìm tòi không ngừng nghỉ. Vì vậy tâm thức con người đã đạt đến những thành quả lớn lao, rồi trên những thành quả đó nảy sinh thêm những thành quả khác, kể cả những âm mưu quỷ quyệt, những khát khao vô cùng.

Người ta cứ nghĩ chết là hết, là cái gì đó rất đáng sợ, là hóa ra ma, do vậy cái chết là nỗi ám ảnh để “con” người vùng vẫy mong thoát khỏi bàn tay Thần Chết. Nhưng có ai tránh được một ngày nào đó ta phải bỏ lại xác thân. Nỗi ám ảnh hay tâm tưởng đó khiến họ vẫn nghĩ mình chưa chết, khiến họ tìm cách quanh quẩn bên ngôi nhà, bên người thân của mình nói cho họ biết rằng họ chưa có chết, họ muốn vợ (hoặc chồng, anh, chị, em, con, cháu) làm điều họ muốn rồi lấy làm tức tối không hiểu tại sao họ không nhận được câu trả lời mà thay vào đó là khóc thương, cúng lạy họ. Ấy là chưa nói đến những việc làm không tốt của mình trong quá khứ khiến người chết phải ân hận, hoặc sân hận. Họ tìm cách “lan mơ” (báo mộng) cho người thân mình, hoặc đối tượng hại mình hoặc mình hại. Thất vọng, chán nản tràn đầy trong họ và họ bỏ đi lang thang. Ai mà biết được họ có bị dụ dỗ hay lợi dụng như mẹ mìn bắt cóc và lợi dụng đứa trẻ ngây thơ hay không?

Chỉ có tiếng gọi từ nơi Vô Biên mới thức giác được họ, nhắc lại cho họ nhớ màn kịch họ vừa diễn xong, bây giờ đến lúc họ nhận biết và phải trở về bản tánh chân như, rỗng không vắng lặng, vô ngã, vô tướng, không màu sắc, không âm thanh, nhưng tâm thức này không phải là sự rỗng không của cái không nó tự tại, diệu dụng, biến hóa không cùng. Hai mặt này của chân như chính là từ bi và trí huệ, thể của nó là không. Nó chính là pháp thân bất hoại. Sắc và không không rời nhau, trong dạng hào quang rực rỡ, vô sanh vô tử. Đó cũng là Phật tánh.

Họ, những đứa trẻ ngây thơ đang đi rong chơi, có thể sắp bị lạc rất cần tiếng gọi của cha mẹ nó nhắc nhở thời gian rong chơi đã hết. Điều mà những người thân của họ cần làm cho người còn đang “mão mơ” (mới chết) cho họ nghe những bài kinh, những lời “khai thị” (mão nhắc - Bát Nhã ba La Mật Đa Tâm Kinh) để họ “mão đảo” (cởi mão) kết thúc vai tuồng họ vừa sắm. Nghi lễ cầu siêu cho người chết ở các chùa hiện nay là 7 lần tuần thất, mỗi lần cách nhau 7 ngày, tổng cộng là 49 ngày thì đến lễ chung thất cũng là biện pháp mở ra khả năng dự phòng thần thức người chết có thể không nhận hiểu được những lời “mão nhắc” do sự che lấp, thúc đẩy những ác nghiệp đã làm. Để những ác nghiệp không che lấp Ba La Mật Đa, người diễn viên hàng ngày, hàng giờ phải “mơ” (tu tập) giữ cho thân xác thanh tịnh, hành thập thiện, bỏ việc ác, đem phúc lành reo rắc phàm nhân, niệm Phật hay Thần Chú, thiền định để tâm định, phá chấp si mê để khai mở trí huệ, sám hối để lòng thanh thoát và hướng về Cha Mẹ nguyền xin cứu khổ, xin tự độ.

Tôi đã quì xuống chân các Chư Phật và các vị Bồ Tát khắp mười phương, đôi mắt đẫm lệ, cầu xin Ơn Trên tiếp dẫn, cứu độ cho ba tôi vào những ngày tháng tám năm Bính Hợi như thế này:

Nam mô Thập phương thường trụ Tam Bảo.

Kính lạy Chư Phật đại từ, đại bi, đại trí giác, cứu độ hết thảy chúng sanh, oai đức không thể nghĩ bàn. Xin chứng minh lòng thành của con.

Hương linh ba con (tôi nêu tên, tuổi ba tôi, ngày mất) đã rời bỏ thế giới này, chết đi không còn nơi bạn hữu, đau khổ không nơi nương tựa, không người bảo vệ, ánh sáng đời sống đã tắt hẳn. Ba con đi vào chỗ tối tăm như rơi xuống vực thẳm, như lạc lối trong rừng sâu, bị nghiệp lực theo đuổi, bị lạc vào nơi hoang địa như bị sóng cả vùi dập, như không có đất đứng, bị ác thần hăm dọa, lòng đầy hoang mang sợ hãi, bị giam hãm trong sinh tử, đau khổ tuyệt vọng, là lúc ba con hết sức bơ vơ. Kính lạy Chư phật, Bồ tát đại từ, đại bi xin tiếp dẫn hương linh ba con ra khỏi cảnh tối tăm khổ não, qua khỏi bão tố, làm cho ba con hết sợ sệt, giải thoát ba con khỏi đoạn đường đầy bất trắc khi mang thân trung ấm, không để ba con rơi vào ba đường ác, xin tiếp dẫn hương linh ba con theo lời nguyện lành của Chư Phật Bồ Tát, xin phóng hào quang cứu độ hương linh ba con, xin phóng hào quang đại bi cứu độ, đừng để cho một chúng sanh nào rơi vào cõi xấu ác.

Cầu mong Tam Bảo gia hộ, tiếp dẫn hương linh ba con về cõi Tịnh độ.”

Trong khoảng thời gian 49 ngày đó tôi vẫn nghĩ ba tôi vẫn như còn đâu đây và thầm nói: “Ba ơi, ba nhớ đọc Chú Đại đi nhé, nếu ba đang phải trải qua thời kỳ hoảng sợ quên lời Thần Chú thì để con nhắc lại lời Chú cho ba nhớ nhé”. (Chả là khi ba tôi còn sống mỗi ngày ông thường thức dậy vào lúc một giờ sáng niệm Chú Đại Bi và cứ một câu Chú là một lạy Đức Phật, ngay cả lúc cuối đời ở tuổi 85 khi ba tôi bệnh nằm trong bệnh viện vì chứng ung thư quái ác làm ba tôi đau đớn nhưng ba tôi vẫn minh mẫn hướng về Mẹ Quan Thế Âm cầu xin Mẹ phù hộ, dùng Chú Đại Bi làm thuốc giảm đau). Cho tới giờ tôi vẫn tin lời nguyện cầu của tôi, của ba tôi Đấng Nhiệm Màu đã nghe; những lời Thần Chú “nhắc mão” (khai thị) cho ba tôi phần nào có thể giữ cho ba tôi được sự định tâm không tán loạn. Pháp tu theo Chánh đạo (sự nguyện cầu Đấng Thiêng Liêng minh chứng lòng thành, thực hành niệm Chú Đại Bi) của ba tôi cộng với lời cầu nguyện từ đáy lòng của chị em chúng tôi chắc chắn là cánh diều chắp cánh cho “giấc mơ Tịnh Độ” của ba tôi.

Gia đình chúng tôi đã thực hiện tổ chức tang lễ theo nghi thức Phật giáo đúng với ý nguyện của ba tôi, không sát sinh để cúng giỗ, làm từ thiện hồi hướng công đức cho ba tôi bằng cách nhờ một tòa soạn báo trao lại toàn bộ tiền phúng điếu cho các bệnh viện nơi ba tôi thọ bệnh khổ khổ lúc cuối đời để giúp cho những bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Vì chúng tôi tin rằng hương linh ba tôi lúc đó có khả năng nhận biết được những gì mẹ tôi và chị em chúng tôi làm đang vì ba tôi. Ba ơi, ba có “mừng mơ” (cảm nhận và vui mừng) với những điều con đang viết về ba như thế này hay không?

Phần đông chúng ta hễ cho ai cái gì, hay bị người khác lấy đi cái gì thường tỏ ra tiếc rẻ, nuối tiếc, bởi chúng ta chỉ quen nhận mà không quen cho. Chính cái thói quen muốn nắm giữ, sở hữu ấy hay là sự nắm giữ (tâm tham) là cái mầm cho đại địa nảy nở (như lời Kinh đã nói ở trên) khiến chúng ta bị lôi cuốn vào sinh tử. Vì thế bạn hãy thơm thảo một chút, để “của ít lòng nhiều” của bạn – mùi hương thơm thảo ấy của bạn bay tận lên Thượng Giới. Bạn có thấy những gì quí giá ta cho đi không nó không mất mà mùi hương của nó lan tỏa và bay cao, bay xa đúng không nào. Bạn nghĩ thế nào về ông vua máy tính Bill Gate, người giàu nhất hành tinh để lại trong di chúc dâng hiến hầu như toàn bộ gia tài của mình cho từ thiện?

Nhân đây cũng xin nói thêm về tâm tưởng làm “phình quả bóng mơ” của người “mơ” như thế nào. Tâm tưởng hay tâm ham muốn điều gì đó của người mơ, ví dụ người thắp nhang thường muốn hương thực ấm chứng minh cho lòng thành của mình bằng biểu hiện hóa mơ (hóa bát nhang), sẽ được các vong hồn mà họ cúng dùng thần thông của mình biến giấc mơ đó của họ thành sự thật. Bạn cần thận trọng khi thắp nhang ở nghĩa trang, nơi những mộ vô danh vì không khéo lòng thành của bạn sẽ được họ đeo bám hay nhập vào bạn gây cho bạn những phiền toái sau này.

Thỉnh thoảng người ta cũng có thể thấy bát nhang bàn thờ ông bà hóa vàng. Ông bà “tưởng mơ” (vui mừng) vì những việc làm tốt của con cháu “hóa mơ” cho những chân nhang cháy còn một phần gốc, và “màng mơ” (báo buồn) nếu chân nhang bị cháy rụi cũng do tâm tưởng của con cháu. Mong bạn luôn ghi nhớ hồi hướng công đức mọi việc làm thánh thiện của bạn cho ông bà và cầu mong họ “đổi mơ” (siêu thoát khỏi sáu nẻo luân hồi), ấy là bạn đã cùng họ “mơ” ước mơ sen vàng.

Bạn cũng tự trả lời được câu hỏi vậy tâm tưởng của chúng ta khi hướng về Cha Mẹ, các Chư Phật và các vị Bồ Tát khắp mười phương “Mơ” (ước muốn, cầu nguyện, cầu xin) điều gì đó được Ơn Trên minh chứng cho chúng ta như thế nào? Mỗi sáng khi thức dậy tôi hướng Thượng, chào Cha Mẹ, “mơ” trong tâm khảm sự “cảm ơn sâu sắc Cha Mẹ, tổ tiên ông bà nội ngoại, cha mẹ, vạn vật sinh linh trong Vũ Trụ với âm dương giao hòa đã sinh thành ra con, cho con một tấm thân người quí báu với các thiện căn, cho con cơm ăn, áo mặc, nhà ở vật dụng, đồng ngân chi xài, cho con được học hành” và mở rộng tâm hồn ra thế giới xung quanh, bằng tình yêu thương chân thật của tôi “nguyện cầu cho tất cả hữu tình ở khắp thế gian được giải thoát khỏi “tâm giả kiến tánh của mình”, tất cả mọi người ở khắp thế gian được mạnh khỏe, an lạc, hạnh phúc, siêng năng tinh tấn tu tập để trở về với Nguồn Cội trong thời gian sớm nhất”. Sau buổi thực tập thiền định sáng sớm tôi “cảm ơn Cha Mẹ, các Đấng Thiêng Liêng, vạn vật sinh linh trong Vũ Trụ đã truyền dạy đạo pháp, ban Ân điển, trợ giúp cho buổi thực tập thiền định của con. Con xin hồi hướng công đức của buổi thực tập thiền định cho tất cả chúng sinh, cho cửu huyền thất tổ nội ngoại, ba, mẹ, tất cả anh, chị, em, con cháu của con và nguyện cầu cho họ được thoát sinh liễu tử”. Liệu bạn có cho rằng “cơn ươm mơ” ấy của tôi là “khùng điên” hay không?

Các bạn hãy lắng nghe tôi kể lại một việc mà tôi “mật mơ” (dám chắc) là tôi đã làm “cảm động” lòng Thày. Trước đây khi học đạo tôi chưa thể “nghe” được sự chỉ dạy của Thày như bây giờ, một người bạn đã chỉ tôi cách cầm cây viết để nhận điển Thày trên tập. Hàng ngày tôi được Thày chỉ dạy thực tập "hấp tinh đại pháp" (hít thở), thiền định, nhưng mỗi lần nhắm mắt tôi khó tập trung và thường bị Thày nhắc nhở. Tôi đã rất cố gắng và không hiểu phải làm thế nào tập trung tốt đừng để Thày buồn và cứ nghĩ học Thày Vô Vi khó quá hay là nhờ người bạn đó đến giúp tôi. Thế là Thày xuống điển trên tập bảo cho tôi biết là người bạn đó không thể thay thế Thày dạy tôi thực tập thiền định được. Tâm trạng tôi hết sức lo lắng mỗi buổi tối bước vào thực tập hít thở và thiền. Tuy tôi thiếu tập trung nhưng Thày vẫn động viên tôi đừng buồn chỉ cần cố gắng ngày mai sẽ tiến bộ. Và cái “ngày ban mai” (sáng trăng mơ) ấy đã đến…Thày “ban mơ” (xuống điển) lên trang giấy bảo tôi: “Thày thấy không thể tiếp tục chỉ bảo con được nữa. Thôi con tự học vậy. Thông cảm cho Thày. Thày nhắc con nhiều nhưng thấy con không tinh tấn Thầy buồn lắm. Thôi tùy con lo liệu lấy. Hôn con và thương con nhiều. Tạm biệt con.” Tôi rất buồn và không hiểu lý do sâu xa: tôi đâu có lười nhác, không cố gắng vì thường tôi đặt lưng xuống giường kim đồng hồ đã chỉ ít nhất một giờ sáng. Buổi sáng hôm đó tôi rất tủi thân vì để mất Thày, buồn vì nhớ thương Thày. Sáng hôm đó tôi ăn tô hủ tiếu chan nước mắt ngoài chợ. Tôi biết những người xung quanh nhìn tôi bằng dấu hỏi nhưng có lẽ họ chỉ đoán tôi gặp chuyện buồn gì đó thôi, nhưng nếu có, họ cũng cho rằng “con khùng” (tôi) khóc “Ma” (Thày Vô Hình). Tôi tự an ủi mình tích xưa để lại bài học cay đắng cho những trò phản thày chứ chưa có ai nói thày bỏ trò bao giờ. Tôi không phải hạng trò tự bỏ đạo, bỏ Thày. Thày sẽ không bỏ tôi. Hy vọng cũng không giúp tôi cầm được nước mắt vì niềm thương, nỗi nhớ Vị Thày mà tôi chỉ một lần thấy được Linh Ảnh khi ở Chùa Phật Tây An, Vị Thày - Người Cha thân yêu đã truyền dạy đạo pháp cho tôi mong giúp tôi tu tập để phá bỏ màn vô minh và sớm có thể lên thăm, lại trào dâng trong tôi. Chuỗi hy vọng vẫn kéo dài trong tôi ngày hôm đó. Trong giờ học buổi tối kế tiếp tôi vẫn tự thực tập các động tác Thày đã dạy tôi, cuối buổi học vẫn lấy tập ra như thường lệ. Ô hay! Tay tôi vẫn chuyển động, những dòng chữ, những đường nét quen thuộc của Thày vẫn hiện ra trên trang giấy, tôi quá xúc động nhìn lên tượng Thày, hôn như “đắm mơ” (chìm đắm trong mơ) lên “luận mơ” (giảng giải) của Thày như trẻ thơ “mang mơ” (hít hà) mùi cha mẹ nó và hiểu ra được Thày đang thử thách niềm tin của tôi vào Thày. Bạn đọc hãy bắt chước tôi thử xem: hãy cầu nguyện được học đạo với “Thày Mơ” (Đấng Màu Nhiệm) và cứ tin một ngày nào đó bạn cũng sẽ được Thày đến với bạn, nói nhỏ nhỏ trong tâm bạn, chỉ dạy cho bạn và là người bạn luôn “Hùm Miêu” (đồng hành) với bạn suốt cuộc đời.

Bạn cũng đừng bao giờ nên than thân trách phận đời là bể khổ mà hãy “mơ” có tấm thân người quí báu với các thiện căn để được học với “Thày Mơ” những bài “mơ” (học) cần thiết cho sự tiến hóa, thăng hoa của chính mình. Đời người chỉ là giấc “Mơ” nhưng nó cần thiết cho tất cả những ai muốn thông qua kiếp người tu tập để thấy được sen vàng. Vì sao vậy? Chỉ có “thức lâu mới biết đêm dài”, chỉ có thọ khổ mới mơ thoát khổ, chỉ có luân hồi mới mơ giải thoát luân hồi.

Lang thang trong “mơ” mà tôi đã quên “đùa mơ” (thấm hiểu) lời chỉ dạy của Mẹ trong mơ.

Mẹ ơi, rõ ràng là do tâm tham ái muốn âm dương giao hòa, tham đắm trong khoái lạc và lòng sân hận của con đã khiến con bị đẩy vào nẻo luân hồi sinh tử thêm một lần nữa. Luồng khí (yếu tố gió) nóng (yếu tố hỏa) tạo ra do khuấy động của hai bộ phận sinh dục cha mẹ đã “thiêu cháy” “tấm thân ảo” của con và làm con “tỉnh thức” để nhập vào giữa hỗn hợp tinh huyết ấy. Nhưng giá lúc đó con biết cách “đảo mơ” (không lầm tưởng màu khói lam của “thân mình” chính là nhà tù u tối, tử cung người mẹ để “tỉnh giấc mộng vàng” (tỉnh ngộ về sự tu tập trong quá khứ của mình) qua “màu lam chuông” – màu lam khói tuy cay mắt, nhưng là “liều thuốc đắng giã tật”, không giống màu chiếc áo “hoa mơ” (làm hoa mắt thiên hạ) của một số thày tu thì màu vàng của hào quang chói lọi – sen vàng sẽ là phần thưởng cho con. Sự phối ngẫu giữa người cha và người mẹ – yếu tố tham ái giao hòa âm dương tích cực của Vũ Trụ là chùm “hoa mơ” (pháo hoa) – nguyên nhân thúc đẩy các nhân duyên chín muồi cho mầm sống được hình thành, là sự tất yếu để duy trì nòi giống, cho con tạo xoay vần và là giấc mơ cho bất cứ ai muốn có tấm thân người để “Mừng mơ” (thoát sinh liễu tử) có phải không hả Mẹ?

Xin Mẹ hãy cho con biết, có phải không ai tắm một lần trên một dòng sông? Ngày nào con là Hương Thực Ấm, là cái bào thai nhỏ bé trong bụng người mẹ, là cô bé hồn nhiên cắp sách đến trường, là thanh nữ buồn bên hàng liễu rủ, là người vợ, người mẹ hôm nay và mai sau sẽ là bà lão để cuối cùng một hồn ma không biết lang thang trong trung ấm vì cái lý vô thường: từ hư không con trở về hư không, “đùa mão” (sinh) là quá khứ của con và “dâng mão” (tử) là tương lai của con. Sinh tử, tử sinh: Nay sống mai chết, nay làm mẹ mai làm con, nay lên voi mai xuống chó, sống gửi thác về là định luật thiên biến vạn hóa “thế gian muôn trượng, muôn màu nhiệm” của Vũ Trụ có phải không Mẹ?

Các nhà phê bình văn học thường nhắc đến yếu tố bi quan trong truyện Kiều khi Cụ Nguyễn Du cho rằng số phận nàng Kiều là do Ông Trời:

“Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

Nhưng theo tôi, chúng ta phải cảm ơn nhà Đại Văn Hào Nguyễn Du vì Cụ đã nói thay số đông chúng ta nói lời của kẻ thiếu minh mẫn dám “mơ” (làm) mà không dám “tỉnh mơ” (chịu). Vô minh đã khiến cho con người ta ham của cải, tiền tài, danh vọng, địa vị, như con thiêu thân lao vào đốm lửa ảo mộng lung linh, chạy theo cái “giả” mà bỏ cái “thật” để có một kết cục bi thảm. Người đời chạy theo sắc đẹp của nàng Kiều – cái đẹp dưới con mắt của con người vô minh, làm bại hoại đạo đức của mình. Hoa đẹp song cũng có ngày tàn: không một ai có thể mang theo tiền của, danh phận, vợ đẹp con khôn vì ngày “đổi mơ” (thác về) ta phải từ bỏ tất cả kể cả tấm “kiều” diễm (thân quí báu) của ta mà ra đi với hai bàn tay trắng. Do vậy những gì ta đang có hôm nay là kết quả của cái ta đã gieo trồng ngày hôm qua, mọi thứ phải đều được xem là vô thường: có đến ắt có đi, có sinh ắt có diệt, có thắng ắt có bại, có khen ắt có chê, có vinh ắt có nhục, có được ắt có mất. Có lẽ Cụ Nguyễn Du muốn cho người đọc phải hiểu nàng Kiều chỉ là biểu tượng để cho ta: “tỉnh mơ” (thức giấc) mới “đảo mơ” (tỉnh ngộ) một điều: “Mưu sự tại Nhân, thành sự (cũng) tại Nhân (quả) ” chứ không phải tại Ông Trời. Cái nhan sắc “như mơ” (“hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”) của nàng Kiều chính là tính thanh tịnh, trong sáng của tự tâm mà Cha Mẹ đã ban cho chúng ta. Nếu chúng ta nhận biết, trau truốt, giữ gìn nó thì nó là “Mơ mừng Mơ” (Hoa Mơ) tắm “Thác Mơ” của “Mẫu mơ” (Cha Mẹ hằng mong muốn), bằng không nó chỉ là một bông hoa “mờ” kiều diễm vận sông Tiền Đường.

Mẹ ơi! Con đã không kịp đặt nhành lan dưới chân tượng Mẹ ngày rời núi Dài, nhưng hôm nay con “mơ” (quán tưởng) bài viết này là nhành phong lan tím thật đẹp đẽ kính dâng lên Mẹ Hiền như lòng biết ơn Mẹ đã Màu Mơ (ban nhiệm màu trong mơ), Mưa Mơ (chỉ dạy Vô Tự Chân Kinh), Đùa Mơ (ban Cam Lồ Thủy) cho con. Những đứa con ngoan của Mẹ đang “mơ” (nhập vai, diễn xuất) thành công nhân vật mà tự mình lựa chọn trong của màn kịch mà Mẹ soạn để ngày trở về “hoàn mơ” (dâng mão) cho Mẹ. Xin Mẹ hoan hỉ tiếp “mơ” chúng con.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9 tháng 6 năm 2008

Tức mùng 6 tháng 5 Mậu Tý

_______________________________

* Mẫu Quan Âm – theo tác giả.

No comments: