Saturday, April 12, 2008

# Phương Pháp Xả Trược

Người trình bày: Thái Minh Mẫn

I. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỊ NHIỄM TRƯỢC KHÍ:

Khi đi đám ma vào bệnh viện thăm người bệnh, tảo mộ, đi ngang khu bán cá thịt ngoài chợ, lò giết mò súc vật, người có công phu tu tập thường bị các trược điển (vong hay những linh hồn bị đầu thai (đọa) làm kiếp cầm thú sân hận khi bị giết) bám theo hoặc đơn giản là họ thấy thích thú, tò mò bám theo để xem người đó làm sao mà được “thanh, nhẹ” như thế, hoặc để học đạo nếu những linh hồn (vong) này thích tu học. Chỉ có số ít bám theo để quậy phá người tu hành (thường là do duyên nghiệp). (Các trường hợp vong nhập không đề cập ở bài này.)

Do vậy:

1. Khi về đến nhà điều đầu tiên cần:
  • Đứng ngay trước ngưỡng cửa nhà, niệm Thần Chú xả trược điển: “Ù MÌ XIAMLÔ CẨU PHỰC," tặc lưỡi 8 cái, mới bước vào trong nhà như thế “họ” sẽ không theo ta vào trong nhà được.
  • Rửa mặt mũi chân tay đọc Thần Chú sau: ”AMALAXÔ GỪ ỦM XÌ” 1-2 lần (nếu đi đám tang hay viếng mộ nghĩa trang).
  • Nếu ở bệnh viện, vào nhà xác về thì chỉ cần đọc Thần Chú trước ngưỡng cửa nhà nói trên, phủi tay 3 cái (nên thay quần áo và giặt riêng).
2. Cắt đứt các suy nghĩ về các hành động đã qua khiến ta bị nhiễm trược và có một câu trong đầu: ”XÙMÌ LÔ AI VỀ NHÀ NẤY.”

Những người lâu ngày phải ở, làm việc trong những nơi có nhiều trược khí như bệnh viện, nghĩa trang, lò giết mổ súc vật không có điều kiện tập luyện xả trược thu thanh khí mỗi ngày khi tỉnh dậy hít vào thở ra (hít vào bằng mũi thở ra bằng mũi hơi thở nhẹ, đều, không cần hít thở sâu) 7 lần và niệm Thần Chú sau đây: “XIAMLÔ CHÚ MÌ KCỰC KCỰC KCỰC.”

Nếu họ duy trì tập thể dục trợ luân ở những nơi như thế, sau khi tập nên xả trược khí:
  • Ngồi xếp bằng hai mắt khép hờ, tay trái bắt ấn Quan Âm, hai tay ngửa đặt trên đầu gối, lưng thẳng, mắt nhắm nhìn về phía trước.
  • Quán tưởng trược khí trong người bắt đầu từ luân xa 7 xả ra theo hai tay ra 10 đầu ngón tay, từ luân xa 7 xả ra dọc theo xương sống xuống luân xa 2, luân xa 1 ra 10 đầu ngón chân.
  • Và cảm nhận cho đến khi trược khí ra 10 đầu ngón tay, 10 đầu ngón chân tê tê và dòng trược khí đang xuất ra từ đó là được.
  • Thời gian xả trược khoảng 3-5 phút là được.
Lưu ý:

* Không nên tập thiền ở những nơi nhiều trược khí như thế vì sẽ rất nguy hiểm. Hành giả có thể bị các lực lượng vô hình chọc phá. Nếu muốn duy trì thực tập thiền do thành thói quen thì trước khi bước vào thiền niệm Thần Chú sau đây: ”BỪÔ XÌ LÀƯ CÚCÚKI” 3 lần. Sau khi xả thiền có thể đọc (hoặc không đọc) Thần Chú sau đây: “MÌ Ì Ù LÔ DÚM TABÀHA.”

* Luôn quán tưởng xung quanh bản thể ta có một vòng tròn bao bọc xung quanh ta bảo vệ ta khỏi bị nhiễm trược khí (vòng tròn này lúc mới quán tưởng chỉ giống như vòng tròn mà Tề Thiên Đại Thánh vẽ bảo vệ Đường Tăng mà ta thấy trong phim từ từ nó phải lớn và như một cái "kén” vô hình).

II. THIỀN XẢ TRƯỢC, THU THANH KHÍ:

1. Bàn một chút về Thiền:

a) Theo sách vở:

Thiền giúp cho máu chạy điều hòa, hơi thở nhẹ nhàng và chậm lại. Trong khi đó con người dần dần mất hết ý thức về cảnh vật bên ngoài, và nhờ đó mới có thể gom cái tâm mình lại về bên trong, để có thể hoà hợp với tâm thức siêu đẳng của vũ trụ.

Đức Thích Ca nhờ tham thiền nhập định sáu năm dưới cội bồ đề mới được chứng quả “Lậu Tận Minh” thấu đặng máy huyền vi của Tạo Hóa.

Có rất nhiều sách vở, các nhà thực hành thiền định, các nhà lý luận viết và bàn rất nhiều về thiền sau đây xin trích dẫn một vài ví dụ:

Đại Đức Swami Sivananda Sarasvati có viết: "Tham thiền là để dòng tâm thức thiêng liêng cứ mãi cuồn cuộn chảy xuống không ngừng… Trong lúc tham thiền, những tư tưởng phàm tục, những dục tình đều phải tắt hẳn.

Tham thiền là cái chí nguyện nồng nàn khó tả của tâm hồn hướng về với vô cùng, vô tận,” bà Blavatsky, chân sư hội Thông Thiên Học có viết như thế.

Nhà toán học Pythagore lại cho rằng: "Tham thiền là một động cơ rất mạnh cho sự tiến bộ về đường tinh thần, trí thức và đạo lý.

Các vị Tổ Sư như Lão Tử, Liệt Tử và Quang Tử… đều lấy sự tham thiền làm nền tảng cho sự tu thân của mình.

Tham thiền là con đường duy nhất đưa đến cõi trường tồn, đến sự phúc lạc miên tràng. Kẻ nào không định trí, tham thiền là những kẻ sát hại thần hồn” (Sivananda).

THAM THIỀN ĐEM VẬT THỰC ĐẾN CHO LINH HỒN, và đưa đến trực giác cho phàm nhơn hiệp nhứt với Chơn nhơn. Nó ví như cái thang thần bí, cái cầu linh vô giá nối liền trần gian với Tiên cảnh. Tham thiền sẽ đưa tâm con người lên đến cái chân lý duy nhất. Nhờ tham thiền ta tập nghe, tập thấy và tập cảm những cõi mà xác thịt không trực tiếp đặng. Cảnh trần là cảnh đau thương. Nếu ta muốn tránh sự khổ não của bánh xe luân hồi thì phải gắng sức tham thiền. Ấy là con đường duy nhất đưa ta từ cõi giả đến cõi chơn, từ cõi vô minh đến nơi sáng suốt, tử cõi tử đến cõi trường sanh.

Cái mãnh lực tham thiền ví như lửa tam muội, nó đốt tan những sự ô trược của lòng dục vọng và đưa đến cảnh Minh triết thiêng liêng. Tham thiền là một linh dược cho tinh thần và xác thịt, luồng điển thiêng liêng chảy xuống thấm nhuần sớ thịt, có thể trị nhiều chứng bệnh như thần kinh, đau tim, bao tử….

Nếu người tham thiền mà nhập định được (nghĩa là cái trí hết hoạt động) thì điển lực bay bổng tận chín tầng mây thấm nhuần vũ trụ. Ta chỉ có sự Vĩnh Phúc hoàn toàn là khi ta yên tịnh tham thiền.

Tham thiền là làm cho phát triển những tư tưởng mạnh mẽ và trong sạch.

Cũng như mùi hương của cây hương trầm, từ xa bay lại, người biết tham thiền tỏa ra một luồng từ điển sưởi ấm lòng ai đau khổ.

Thiền đứng riêng một chân trời cùng tuyệt, chủ trương chỉ thẳng vào nơi tánh, thấy thẳng nơi tự tâm để tức khắc thành PHẬT khỏi phải khổ tu nhiều kiếp” (Mahamatri- Đức Di Lặc).

b) Theo Minh Mẫn:

Mỗi người chúng ta khi thực hành thiền sẽ tự cho mình một định nghĩa về thiền. Thiền là sự tu tập để định thân và tâm giúp ta giải thoát khỏi luân hồi sinh tử và trở về với Cội Nguồn.

2. Xả thiền:

Có nhiều phương pháp:

- Có thể theo tài liệu hướng dẫn của thiền sư Lương Sĩ Hằng:
  • Sau khi thiền xong, lòng bàn tay áp vào đỉnh đầu rồi vuốt xuống theo hai vành tai, dùng ngón tay cái và trì kéo chằn dái tai vừa ấn vào lỗ tai.
  • Chà xát hai bàn tay cho thật nóng, nhớ các đầu ngón tay chỉ lên trời, xong áp hai lòng bàn tay lên sống mũi, vuốt qua trán, lên đỉnh đầu rồi vòng xuống theo vành tai và kéo chằn dái tai như trên.
  • Chà xát hai lòng bàn như trên, rồi dùng bàn tay này bóp và vuốt tay kia xuống tới đầu ngón tay rồi đổi tay (làm 3 lần).
  • Dùng hai tay bóp và vuốt từ chân này tới chân kia, từ háng đến các đầu ngón chân (mỗi bên 3 lần). Nếu bị tê chân thì bám huyệt tê và bẻ quặp ngón chân cái.
  • Sau hết chà xát hai lòng bàn chân với nhau 50 lần.
- Đấng Thiêng Liêng dạy cho Minh Mẫn như sau:
  • Trong đầu nghĩ xả thiền.
  • Tập trung ý tưởng về luân xa 6 hoặc luân xa 3.
  • Từ từ mở mắt ra.
  • Hai bàn tay vuốt mặt ngược lên trán qua hai thái dương úp xuống tai giữ ở đó 20 giây (xoa bóp tai 9 cái: kéo ngang vành tai), kéo xuống cằm cổ thẳng xuống ngực bụng, đùi, xuống bàn chân giữ tại đó 20 giây (xoa bóp bàn chân 9 cái). Lấy lòng bàn tay xoa lòng bàn chân xoay ngược chiều kim đồng hồ 5 lần, xuôi chiều kim đồng hồ 10 lần, trong lúc làm mắt vẫn nhắm quán tưởng khí huyết trong cơ thể lưu thông và từ từ duỗi chân ra.
  • Xoa bóp 2 chân: đặt 2 bàn tay trên đùi ngay khớp háng xoa bóp xuôi từ đùi đến cổ chân, bàn chân, cuối cùng vuốt 5 đầu ngón chân 10 cái.
Hồi hướng công đức của buổi thực tập thiền định cho tất cả hữu tình ở khắp thế gian và nguyện cầu cho tất cả họ đều được giải thoát khỏi tâm giả kiến tánh của mình sẽ làm đoá sen của lòng từ bi đối với chúng sinh và phước đức của hành giả được nở hoa.

III. DÙNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC ĐỂ XẢ TRƯỢC ĐIỂN VÀ TRƯỢC KHÍ:

( Xem đường đi của dòng năng lượng dưới đây):



Ghi chú:
A: Điểm xuất phát vòng 1
B: Điểm kết thúc vòng 1, bắt đầu vòng 2
C: Điểm kết thúc vòng 2

Vòng 1: Tập trung ở luân xa 6 (giữa 2 đầu mày) quay 10 vòng theo chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ ngoài vào) (thể hiện bằng màu mực xanh) bắt đầu từ trong ra.
Vòng 2 : Màu bút đỏ ngược lại 10 lần

Ý nghĩa: dùng luân xa 6 đuổi tà.

Điều kiện áp dụng và cách thực hiện:

1. Đây là phương pháp xả trược cao hơn các phương pháp giới thiệu trên đây, đòi hỏi người hành thiền theo phương pháp này có thời gian thực tập thiền định mỗi ngày ít nhất 15 phút, ít nhất đã 6 tháng. Nếu theo phương pháp của Thiền Sư Lương Sĩ Hằng thì chỉ cần 2-3 tháng.
2. Trường hợp nhầm lẫn quay ngược chiều sẽ không có tác dụng.
3. Vòng quay phải liên tục không được ngắt khúc hay gián đoạn, tâm buông xả khi thực hiện, mắt có thể nhắm hay mở (nhắm lại tốt hơn).

LƯU Ý: Vòng quay vô hình (không nhìn thấy khi vẽ trong đầu - invisible) chỉ nằm trọn trong khuôn viên con mắt thứ ba, do vậy khi vẽ phải luôn tập trung ý tưởng vào một điểm ngay chính giữa “con ngươi “của mắt thần.

4. Về đến nhà đứng trước cửa nhà quay mặt ra đường thực hiện phần vẽ xong, phủi tay 3 cái bước vào nhà thầm kêu “Ô RÔ.”

No comments: