Friday, October 3, 2008

# Ươm Mơ Sen Vàng (Phần 5)

Phần 5:
BẢN CHẤT CỦA VŨ TRỤ

Người trình bày: Thái Minh Mẫn

MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT
                               Con cúi lạy Thầy - Cha muôn vật muôn loài.
Cha chiết thân mình hoá tạo hiền nhi.
Cha "nỗ mơ", con "màn mùng mơ mở":
(Cha tạo con, con đang hướng về Cha).

"No mớ mơ" con lạc nẻo luân hồi:
Hòn đá nhỏ sương đêm Cha tắm.
Ngọn cỏ kia Cha thấm sương mơ.
Cha xót xa vì con rơi địa ngục.
Con đói sữa Cha ban cam lồ thủy.
Vật ngu si Cha thuần hóa tinh khôn.
"Dế Mèn" con có phúc làm người.
Dạy "màn mở", Cha cho ăn pháp vị,
Mong ngày con hồi hướng lai kinh.
Khi sân hận atula con hóa,
Cha dạy con niệm Phật lắng tâm mình.
Cõi trường sinh an lạc của vị trời,
Nệm Bát Quái Cha trải ra dẫn dụ:
"Niết bàn thời gần lắm con ơi".
Đường "mơ" mở, "mùng màn" chưa "mở".
Con nương "mơ" theo Mẹ tu hành.
Bước thăng trầm con ngã, Mẹ nâng.
Con tinh tấn, Mẹ "Mơ" mở lối
Chặn con vào ác đạo ba sinh.
Hành thập thiện Mẹ khuyên con luôn nhớ.
Gắng công mơ thoát tử liễu sinh.
Màu nhiệm này con ghi nhớ hộ mình.
Mỗi lần khổ chúng con cầu Mẹ Hóa
Thân nhiệm màu cứu độ sinh linh.
Ôi Mẹ Cha! Kể mãi không hết tình.
Đẹp Muôn Hoa trông ngóng các con về.
Cha Mẹ muốn chúng con gắng sức
Dìu nhau về gặp mặt "Mơ Hoa".
"Hoa Mơ" mở, "mùng màn mơ" mở.
Màu nhiệm này theo mở Đoàn Viên.
Để Hoàn Nguyên, Bất Nhị không còn.
Một là Cha, Tất Cả là Con.

Bài thơ “con cóc” này tôi viết trong lúc đang “đắm mơ” về tánh không của Vũ Trụ. Bất chợt ánh mắt của tôi dường như “mơ” mê đắm lên bức Tượng Thầy, một cảm giác xúc động trào dâng khó tả trong tôi. Tôi chìm trong quán tưởng: hôn lên má và vuốt chòm râu bạc của Cha – Vị Thày đang luôn ở bên tôi, trong tôi. “Cha gần gũi và yêu thương quá đỗi với con quá Cha ơi. Con xin quì lạy dưới chân Cha, xin Cha chỉ dạy đạo pháp cho con”. Thế là tôi và tan biến hoàn toàn trong Cha, và đang được học bài “Bản chất của Vũ Trụ”. Hai Cha Con: Thày “ươm Mơ” (ra đề), trò “ươm Mơ Sen Vàng” (tập mơ).

Mỗi khi nghĩ về một ngày qua đi với các hiện tượng mặt trời mọc lặn, mây mưa, sấm chớp, băng tan, núi lở v.v.. ta như cảm thấy quá nhỏ bé, yếu đuối trước tự nhiên. Con người ngày đêm đang cố gắng nghiên cứu để lý giải các hiện tượng của tự nhiên và tìm cách chinh phục thiên nhiên. Cũng giống như các bạn Minh Mẫn cũng đang cố lý giải chúng bằng các kiến thức khoa học vốn có, tuy nhiên có nhiều điều chưa thể hiểu và giải thích nổi. Thày đang chỉ dạy cho Minh Mẫn “mơ” về bản chất của Vũ Trụ hòng hiểu rõ bản chất của Nó để “đam mơ” (thực tập) định thân, tâm, khai mở trí huệ, giải thoát khổ đau. Minh Mẫn mong bài viết này giúp các bạn hiểu thêm về tự tánh của Tự Nhiên để cùng tu tập tiến bộ.

Vậy bản chất của Vũ Trụ là gì? Các danh từ, khái niệm mà ta thường gặp trong giáo pháp như vô tình (gỗ, đá, sông, núi v.v..), hữu tình (cỏ cây, người, súc vật v.v..), sanh lão bệnh tử, thành trụ hoại diệt, tám chữ của thế gian (được mất, danh lợi, vinh nhục, thắng thua), Vô Minh, Niết Bàn, Thiên Đàng, Địa Ngục v.v..thực chất của chúng là gì?

Trong Kinh Dịch, Thái Thượng Lão Quân có viết: “Vạn vật trong Vũ Trụ khởi đầu là Dương, kết thúc là Âm; khởi đầu là Âm, kết thúc là Dương. Cứ như thế con tạo xoay vần mãi không thôi.”

Đạo Phật cho rằng: “Pháp luân thường chuyển là bánh xe luân hồi đưa con người ta mãi luân hồi không thôi, chỉ có Niết bàn mới là cứu cánh của con người”.

Cao Đài giáo tôn chỉ mục đích hợp nhất Phật, Tiên, Thánh, Thần, người cho một cá nhân trong xã hội tương lai (ngũ chi hiệp nhất).

Có khi nào nhìn gió thổi, mây bay bạn tự hỏi vạn vật sinh linh trong vũ trụ từ đâu mà có, nó được hình thành tồn tại và phát triển ra sao hay không?

Nào ta hãy bắt đầu từ “GIÓ” nhé! Trong câu ca dao “gió đưa cành trúc la đà”, từ “gió” gợi lên cho ta tới hình ảnh lay động, chuyển động.

Lay động là chuyển động nhẹ qua lại ở một vị trí nhất định ví dụ như bóng cây lay động trên mặt nước, ngọn lửa khẽ lay động, bài thơ làm lay động lòng người.

Còn chuyển động là hoạt động, rung chuyển, thay đổi vị trí, thay đổi trạng thái. Bạn có nhất trí với Minh Mẫn như thế không?

Nói đến “GIÓ” ta hình dung tới kết quả của hoạt động, sự rung chuyển dẫn tới sự thay đổi vị trí, trạng thái của sự vật. Vậy “GIÓ” là sự chuyển động của vạn vật trong vũ trụ làm thay đổi vị trí, trạng thái của chúng. Vậy “GIÓ” là nguyên nhân; “thay đổi vị trí, trạng thái” là kết quả, trong đó nguyên nhân là nội dung, là cái cốt lõi, còn kết quả là hình thức bên ngoài.

Vậy “GIÓ” là nguyên nhân phát triển của muôn vật muôn loài, là sự thay đổi vị trí trạng thái của vạn vật vũ trụ.

Phật giáo Tây Tạng đặt tên cho một trong bốn nguyên tố hình thành nên vũ trụ là “GIÓ”. Trong Kinh Dịch, Lão Tử dùng học thuật “dịch” để chỉ sự thay đổi vị trí trạng thái của vạn vật.

Để chỉ từ “GIÓ” trong tiếng anh người ta nói “wind”, tiếng nga “bemep”, tiếng việt “gió”, tiếng pháp “vent” v.v.. để ám chỉ sự lay động, chuyển động, rung chuyển hay thay đổi vị trí trạng thái của sự vật.

Chữ “dịch” có nghĩa là dịch chuyển, xê dịch, di dời vị trí, thay đổi vị trí, trạng thái của sự vật, sự việc.

Vậy cùng một từ “GIÓ” nhưng người ta có thể phát ra những âm thanh khác nhau. Như vậy “GIÓ” còn là âm thanh, tiếng động.

Âm Ba của Đại Ngã trong Vũ Trụ “OM”, “UM” cũng là “gió”.

“GIÓ” là lời nói, tiếng thì thầm: “Gió khẽ nói với lá non rằng mắt em trong ngần” (lời một bài hát “còn ta với nồng nàn”).

Tiếng sấm rền, tiếng nổ của súng đạn, tiếng ve kêu, hạt mưa rơi tí tách, tiếng sóng xô bờ cát, con suối róc rách, hơi thở, nhịp đập của trái tim, thời gian, không gian, “đồ phải gió!)… cũng là “GIÓ”.

Hai mặt đối lập của một vấn đề: sự trì trệ, tiến bộ; vô minh, niết bàn; nguyên nhân, kết quả; cao, thấp; xấu, tốt (đẹp); tối, sáng v.v.. là động năng (hình thái) của “gió”.

“GÍO” dịch chuyển theo bốn phương, tám hướng, khắp càn khôn vũ trụ.

Khái niệm “GIÓ” chỉ “mơ” (xuất hiện) khi ta cố định một trong hai yếu tố của sự việc, sự vật để làm phép so sánh vì có cái này nên có cái kia ví dụ như chúng sinh ngu muội tham đắm trong sinh tử do vô minh được ánh sáng phật pháp soi rọi, tu hành tinh tấn sửa mình một ngày nào đó “chuyển dịch” (đạt) tới cảnh Niết bàn.

Tóm lại, “GIÓ” là vạn vật, là mọi sự việc trong vũ trụ, với bản chất luôn thay đổi, chuyển dịch không ngừng để cuối cùng quay về là GIÓ “mơ” (minh triết mơ). Mặt khác, “GIÓ” cũng mang tính chất tương đối vì nếu không có khái niệm sự vật, sự việc thì cũng không có khái niệm “GIÓ”.

Vậy còn vầng mây trắng bay nhởn nhơ trên bầu trời xanh ngắt thay lời vũ trụ muốn nói gì với chúng ta?

Mây trắng bảo: tôi là những giọt nước ngưng tụ đấy thôi. Thế là mây trắng nhắc chúng ta nhớ tới “NƯỚC”.

Vạn vật trong vũ trụ tồn tại, phát triển được đều nhờ có “NƯỚC”.

“NƯỚC tự nhiên” có mặt khắp nơi trong vũ trụ vì nó là mầm mống của sự sống: nước dưới biển, sông, hồ ao, vũng, dưới lòng đất là những mạch nước ngầm, nước mưa, cam lồ thủy. NƯỚC có mặt trong cơ thể tôi, bạn, cây cối, động vật.

Cơ thể con người có tới 97% là nước. Con người có thể nhịn ăn hàng tuần nhưng không thể nhịn uống hai ngày. Nước chúng ta uống và dùng hàng ngày là “NƯỚC ngọt”.

“NƯỚC tinh khiết” cũng có thể được dùng để uống hoặc dùng trong các phòng thí nghiệm.

“Cam Lồ Thủy” từ tịnh bình của Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát rưới xuống thế gian rửa sạch bụi trần, giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau như dòng thác bất tận đổ xuống từ trên Thượng Giới. Chúng sinh nào nhận được dòng Cam Lồ Thủy của Mẹ thì sẽ được “mở Mơ”. Cam Lồ Thủy là pháp vị, là dòng ánh sáng minh triết soi rọi thân tâm chúng sinh, là đạo là phật pháp (giáo pháp). Tất cả chúng ta đều ước mơ đón nhận được dòng Cam Lồ quí báu này để chữa bệnh của thân tâm và liễu ngộ.

NƯỚC “ẩn mình” dưới nhiều dạng: thể rắn (nước đá), thể lỏng (nước sinh hoạt), thể khí (hơi nước); mây, mưa, Cam Lồ Thủy; giọt, dòng, con sóng nhưng không vì thế mà nó mất đi đặc tính của nó là sự bảo toàn năng lượng và tồn tại của chính nó.

Chúng ta những chúng sinh ngu muội nếu muốn “hoàn Mơ” thì không có cách nào khác ngoài việc “mơ” để nhận thấy “NƯỚC” tuy có thể hiện hình thức bên ngoài khác nhau như thế nào đi nữa thì NƯỚC vẫn là chính nó. Cái “cảnh giới” (cái nhìn thấy từ bên ngoài) biến nó thành giọt, hay mây hay mưa v.v..là cảnh “ảo” (cái nhìn huyễn – không có thực). Giờ đây chúng ta hiểu cái lý (chưa phải là cái chúng ta chiêm nghiệm được bằng con mắt tâm) tại sao Đức Phật đã chỉ dạy nếu chúng sinh còn chấp vào hình tướng sẽ không thấy Như Lai.

Sự chuyển dịch của vạn vật trong vũ trụ theo một qui luật nhất định vì bảo toàn sự tồn tại của chính nó. Hay nói một cách khác muốn bảo toàn sự tồn tại thì chính vũ trụ phải chuyển dịch.

Xin tạm được sử dụng một qui luật trong vũ trụ làm tiên đề, định lý cho các giải thích tiếp theo đó là qui luật sinh, diệt.

Nhà Bác học Menlêđêép với “bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Menlêđêép” đã phát minh ra một định luật vĩ đại: định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng năng lượng (hoặc đại lượng tương đương của nó là khối lượng tương đối tính) không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi. Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi.

Ta sẽ dùng định luật năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác để chứng minh sự bảo tồn năng lượng, bảo tồn sự tồn tại của vạn vật và tất cả sự việc trong vũ trụ.

Từ đây ta có:

Vạn vật, tất cả sự việc khi hội tụ đủ nhân duyên (các yếu tố lý hóa, thời gian, không gian, chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể) thì hợp thành ta gọi là sinh. Khi hết nhân duyên (các yếu tố nói trên tan rã) thì diệt hay tan rã.

Hãy xem hạt thóc khi có đủ các yếu tố trong đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ… thì nảy mầm và trở thành cây lúa, cây lúa lại cho hạt thóc.

Sinh là cái mới hình thành (hạt thóc→ mầm lúa → cây mạ → cây lúa).

Diệt là cái cũ tan rã (hạt thóc→ mầm lúa → cây mạ → cây lúa).

Ta nhận thấy:

Sinh diệt (của cây lúa chẳng hạn) là một quá trình tiến hóa và phát triển nhưng bản chất sự việc, vạn vật trong vũ trụ không thay đổi; nó là hai mặt của một vấn đề bảo toàn sự tồn tại của chính nó.

Bản thân một sự vật, sự việc cũng có quá trình sinh diệt của nó không ngừng theo thời gian. Sinh diệt hỗ trợ cho nhau: cái cũ diệt đi để cho cái mới sinh ra, cái mới sinh ra để thay thế cái cũ (cái bị diệt).

Diệt muốn hủy đi thì phải có mới thay thế. Vậy diệt là thay thế.

Sinh muốn có được thì phải đổi chỗ cho diệt. Vậy sinh là đổi chỗ.

Vả lại sinh, diệt là hai mặt của một vấn đề vậy sinh là diệt mà diệt cũng là sinh và là một mặt của vấn đề không tách rời.

Như vậy sinh là diệt, là thay thế, là đổi chỗ, là hai mặt của một vấn đề, là một mặt của vấn đề không tách rời.

Thế là: không có cái gì trong vũ trụ tự nhiên sinh ra, và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ là sự thay thế và đổi chỗ cho nhau để bảo toàn sự tồn tại của chính nó. Vậy vũ trụ cũng không tự nhiên sinh ra mà cũng không tự nhiên mất (diệt) đi, mà vạn vật, mọi sự việc trong đó chỉ là sự thay thế đổi chỗ cho nhau. Một trong cái lý mà Đức Phật chỉ dạy cho chúng ta trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là ở chỗ không sinh, không diệt này.

Quay lại yếu tố “NƯỚC” trong vũ trụ chúng ta thấy: nước → mây → mưa.
Lấy ví dụ hạt (giọt) mưa:
Mưa là “nước”.
Hạt (giọt) – cái chứa đựng (cảnh giới như đã phân tích ở trên) cũng là “nước”.

Tương tự như trên cái chứa đựng khác như con sóng, dòng, cái ly, cái bát, cái tô, cái chậu, cái vũng, ao, hồ, sông, suối, biển, lòng đất bao gồm cả sỏi đá, cây cối, cơ thể động vật, con người, “sao mày ướt át thế!” v.v.. cũng là “nước”.

Để chỉ “NƯỚC” người ta dùng những âm thanh khác nhau để gọi “nước” là: nước (tiếng việt), water (tiếng anh), boga (tiếng Nga), eau (tiếng pháp) v.v.. Vậy “NƯỚC” là âm thanh. Tương tự như lý luận về âm thanh, tiếng động của “GIÓ”, ta cũng có “NƯỚC” cũng là Âm Ba Đại Ngã, tiếng sấm rền, tiếng ve kêu, hạt mưa rơi tí tách, tiếng sóng xô bờ, con suối róc rách, hơi thở, nhịp đập của trái tim, thời gian, không gian… và “NƯỚC” cũng là “GIÓ”.

Bạn thử tìm cho Minh Mẫn xem cái gì mà không phải là “Nước” trong vũ trụ theo cách lý luận trên đây?

Và bạn thấy như vừa phân tích ở trên, lòng đất bao gồm cả sỏi đá (sỏi đá – là ĐẤT) cũng là “NƯỚC”.

Nói tới “ĐẤT” ta liên tưởng đến đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nơi ta trao lại cuống rốn khi ta sinh ra và gửi tấm thân tứ đại cho đất khi ta trở về cát bụi. “ĐẤT” là người mẹ hiền bao bọc đàn con thơ, dưỡng dục các con khôn lớn. Tất cả những gì quí báu chúng ta có được như đá quí, vàng bạc, vật phẩm nuôi sống nhân loại đều được đất mẹ – địa mẫu ban tặng. Trong Kinh Dịch người ta cho rằng ĐỊA (ĐẤT) chủ về vật chất – là cái hữu hình, còn THIÊN (TRỜI) chủ về tinh thần – là cái vô hình, còn NHÂN (NGƯỜI) chủ về hòa – là tập hợp vô hình và hữu hình – là tiểu thiên địa (tiểu vũ trụ hay “ông trời con”).

ĐỊA MẪU “độ mơ” cho chúng ta, ban rải tình thương cho vạn vật sinh linh, nguồn Cam Lồ của Mẹ từng giây phút thấm vào thân tâm chúng ta kêu gọi chúng ta tỉnh thức để trở về Cội Nguồn. Mẹ là Cha muôn vật muôn loài, là Thầy của Vũ Trụ, là Ông Tiên Mỉm Cười “đùa mơ” với cái bị sau lưng (Đức Di Lặc), là Mẹ “Lung Mơ” (soi rọi giấc mơ “mùng màn Mở” cho chúng con), là Mẹ Quan Thế Âm Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quảng Đại, là “Muôn Mơ” (Hình Tướng mà chúng sinh mơ thấy), là điểm “Mở” (giao thoa Âm Dương hợp nhất), là Ánh Sáng, là Tình Thương, là Tất Cả, là Một, là Con “Mơ” Ước trở thành.

Hay lắm! Ở đây ta có từ “ĐẤT NƯỚC”.

Khái niệm “Đất nước” gắn liền với Tổ quốc, lãnh thổ quốc gia, quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Chúng ta tự hào là con cháu Lạc Hồng, người dân của đất nước Việt Nam 4000 năm văn hiến.

ĐẤT NƯỚC sản sinh ra các dân tộc, con người, các anh hùng, các anh tài, đồng bào, đồng chí, anh em, con cháu v.v.. Giống với cách lý luận về sinh diệt ta có thể nói “đất nước” là dân tộc, con người, anh hùng, anh tài, đồng bào, đồng chí, anh em, con cháu v.v..

Để ám chỉ “ĐẤT NƯỚC” người Anh, Mỹ, Úc, Ấn… nói “country”, người Nga nói “cmpaңa”, người Pháp và một số nước Châu Phi nói “paye”, người Việt chúng ta nói “đất nước”. Vậy “ĐẤT NƯỚC” là tiếng nói,âm thanh, là ngôn ngữ.

Như thế “ĐẤT NƯỚC” là dân tộc, con người, anh hùng, anh tài, đồng bào, đồng chí, anh em, con cháu, là tiếng nói, là âm thanh, là ngôn ngữ, là tất cả những người đồng chí hướng, đồng mục đích hòa bình, đồng tiếng nói, đồng nghiệp và cộng nghiệp.

ĐẤT NƯỚC = ĐẤT + NƯỚC.
Mà ĐẤT là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.
NƯỚC là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.
Vậy ĐẤT NƯỚC là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.
Ta nhận thấy một điều thú vị là sự liên kết giữa hai nguyên tố “ĐẤT” và
“NƯỚC” cũng là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ.

Như vậy ta có:
GIÓ là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ, là NƯỚC là ĐẤT.
NƯỚC là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ, là GIÓ, là ĐẤT.
ĐẤT là vạn vật, tất cả sự việc trong vũ trụ, là GIÓ, là NƯỚC.

“ĐẤT”, “NƯỚC”, “GIÓ” được hun đúc dưới ánh mặt trời làm cho vạn vật sinh linh trong vũ trụ sinh sôi nảy nở và phát triển. Mặt Trời hay Vầng Thái Dương là hòn “LỬA” khổng lồ phát ra ánh sáng, năng lượng, nhiệt.

Ngoài hòn lửa khổng lồ trong Thái Dương hệ, người ta còn biết đến đốm than hồng trong bếp của mỗi gia đình, đống lửa của người tiều phu sưởi ấm trong rừng sâu giá lạnh, dòng nham thạch phun trào từ núi lửa, làn khói làm cay sè con mắt, hơi ấm của cơ thể sống, ánh sáng đèn điện góc phố đêm khuya, Tam muội lửa ở luân xa một con người.

“LỬA” cho ta cảm giác nóng cháy, nóng bỏng, nóng ran, nóng rát, nóng như nung (hun).

Nói đến “LỬA” người ta nghĩ đến nhiệt tỏa ra. Để đo độ nóng của LỬA người ta dùng khái niệm nhiệt độ.

“Lửa” cũng “núp” mình dưới dạng khói như câu châm ngôn người ta thường dùng “không có lửa thì sao có khói”.

Cũng như lý luận với “ĐẤT”, “NƯỚC”, “GIÓ” ta cũng có “LỬA” là “ĐẤT”, là “NƯỚC”, là “GIÓ”, là vạn vật sinh linh trong vũ trụ, là điểm “Mở”, là điểm “Mơ”.

Nhà Bác học Anhxtanh đã phát minh ra Thuyết Tương Đối với công thức E = mc^2, trong đó E là năng lượng của một vật, m là khối lượng của vật đó, c là vận tốc ánh sáng.
Công thức này khẳng định vật chất và năng lượng có thể trao đổi với nhau.

Từ công thức trên cho ta “mơ”: Khi một vật chuyển động với vận tốc vượt vận tốc ánh sáng thì năng lượng của nó chính là khối lượng của vật đó, trong thực tế để bảo toàn năng lượng chuyển động của vật ta đổi vị trí của m và E khi một vật chuyển động với vận tốc mơ (vượt vận tốc ánh sáng), ta có m = Ec^2. Như vậy chỉ có cmc = E khi m =1 = Tĩnh = Thế năng của m (m_o), có nghĩa “đùa mơ” (đứng yên = Tịnh = định = định thân tâm cho mo chuyển động “mơ” (với vận tốc vượt vận tốc ánh sáng).

Ngày nay khoa học đã chứng minh bằng các thí nghiệm trên các thiết bị hiện đại công thức trên chính xác đến 0,00004% (con số 4: chưa “chuẩn mơ” về không gian bốn chiều và tức c^2 ≈ 1(≈ “minh mẫn mơ” = màu nhiệm “mơ” = đúng mẫu “mơ”))*.

Ta có c^2 = mo = Ánh sáng ung dung tự tại của thân tâm = điểm “Mở” của Tâm = mùng màn “Mở”(Minh Mẫn Mở) = chân lý “Ung Dung” (điểm Mơ) tự tại của thân tâm = Minh triết Một là Tất Cả = Minh triết Tất Cả là Một.

Mặt khác, nếu ta muốn c^2 = 1 = Chung “Mơ” (Vũ Trụ Đại Đồng) = mùng màn dâng, Mơ mão “Mở” = mơ “mùng màn” Mở = Chân Lý Tuyệt Đối = Một là Tất Cả và Tất Cả là Một (cái lý Cha là Một, Một là Con; Cha là Tất Cả và Tất Cả là Con; Cha là Con và Amuno (Con) là Cha (Muno).

Thày chỉ dạy cho Minh Mẫn biết muốn “mơ” c^2 = 1, ta nên “mơ”:

E = m_0 m_1 c, trong đó: E: “mơ” năng lượng của “Mơ” (thân tâm chúng ta); mo: “mình ảo” (khối lượng của thân tâm con người Minh Mẫn – không phải của Thái Minh Mẫn bây giờ đâu đấy nhé); m1: Cha mong muốn Con là (khối lượng Trái Đất, “lung Mơ” (Ngộ “Mơ”) đó là số 0 (zero), ánh “Mơ” (ánh sáng hư không đại định) = m1 = c = Màn Mở (đạt trạng thái Giác Ngộ Phật tánh) = Vũ Trụ = Cha trong Con = Con là Cha = ChaMẹ = MẹCha = 1 = MƠ = 0 = CHACONTHỎAMÃNMƠ); c: ánh sáng (bất hoại, mùng màn “Mở”, màn “Mở”).

Như vậy công thức của Anhxtanh chỉ ĐÚNGTUYỆTĐỐI khi chúng ta mở được con mắt Tâm, khi “MÙNGMÀNMỞ”CO“ƯƠMMƠSENVÀNG”.

Từ một điểm “Mơ” trong Vũ Trụ ta có thể vẽ “ảo mơ” như chiếc cầu thang vô tận bạn thấy dưới đây:



Nghiệp lực của chúng sanh sẽ là vô tận nếu bị ảo giác đánh lừa như đang đi trong mê hồn trận của mụ phù thủy (ví dụ như trên chiếc cầu thang trên đây). Tình cảnh của chúng ta sẽ như:

“Con kiến mà leo cành đa,
Leo phải cành cụt leo ra leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra”.

Biết được kẻ thù của chúng ta là ai rồi thì việc ra khỏi "bát quái đồ” sẽ không khó có đúng không các bạn? Theo bạn làm thế nào để ra khỏi mê hồn trận trong thí dụ trên đây? Trong lúc chờ bạn có câu trả lời cuối cùng Minh Mẫn đã viết câu trả lời của mình vào một tờ giấy chờ lát đối chiếu với bạn đây: “ngáng mơ” (trong bài viết lần sau Minh Mẫn sẽ giải thích đáp án của mình nhé).

Chúng ta đã và đang là những con khỉ chân tay táy máy liên hồi không lúc nào ngưng nghỉ, những con sóc chuyền hết cành này tới cành kia, rồi con kiến leo cành đa, cành đào vì tâm hướng ngoại của mình. Tôi nhớ tới lời của một người bạn đạo và tự hỏi sao chúng ta không tập làm con nhộng thu mình trong cái kén, bế hết “thân tâm mộng ảo” (ngũ quan ngưng mơ, “dục” giục “mơ”: đưa mùng màn mở mơ), chờ đến ngày thành tằm ra nong tha hồ mà ăn lá dâu cho thỏa “thoảng mơ”, đủ lông cánh sẽ trở thành con bướm xinh đẹp “Ngộ Mơ” (Giác Ngộ). “Lung mơ” đến Niết Bàn chưa đủ, nó sẽ phải ngoan đạo “đùa mơ” bằng “mùng màn mở” (Cha Con mơ “một” (Một là Cha, Tất Cả là Con)?

Muốn thoát ra khỏi “mùng màn” (ảo giác của cuộc đời) chúng ta cần “mê mải mơ” lấy nhất tâm niệm Phật, niệm Thần Chú – nhát dao bén cắt đứt sợi dây nghiệp lực của mình để “mùng màn Mở” (Giác Ngộ), “đùa Mơ” (Cha Con Hợp Mơ).

Vâng! Chúng ta đang “mơ” (nghe) Vũ trụ tấu lên những bản nhạc hoành tráng, du dương, trầm bổng với những âm thanh “đất”, “nước”, “gió”, “lửa” không hay, không dở. Vũ trụ đang được khoác lên mình chiếc áo đầy màu sắc rực rỡ như những nàng Tiên xinh đẹp, kiều diễm, như những rừng hoa thơm ngào ngạt lung linh khoe sắc dưới ánh Mặt Trời với muôn ngàn ong bướm “đam mơ”, “đùa mơ”, “dâng mão mơ”, “mơ Mở” và “mở Mơ”. Xuyên suốt cảnh huyễn “mơ” ấy là Năng Lượng Bất Sinh, Bất Diệt mãi mãi Trường Tồn như bản chất “MƠ” của “mùng màn mở” (Giác Ngộ – nhận biết mơ của Vũ Trụ).

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2008
Tức mùng 4 tháng 8 năm Mậu Tý

No comments: